Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tiếp tục truy tìm chất độc trong hạt hướng dương

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

 Tiếp tục truy tìm chất độc trong hạt hướng dương. Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết, kết quả kiểm tra 10 mẫu hướng dương do Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia thực hiện đã phát hiện ra kim loại nặng (nhôm tổng hợp), nhưng chưa thấy có phèn nhôm và bột talc. Theo Cục ATTP, từ tháng 2-2013, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng 2 loại phèn là kali nhôm sunfat và amoni nhôm sunfat trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Bột talc (loại chỉ để dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm) là phụ gia thực phẩm có chỉ số quốc tế INS: 553 (iii). Như vậy, cả hai chất trên đều hiện không được sử dụng trong chế biến hạt hướng dương.

Thí điểm quản lý giá thuốc theo cách mới. Để chống tình trạng mua bán thuốc lòng vòng qua trung gian, đẩy chi phí thuốc lên cao, tới đây, 9 đơn vị y tế sẽ áp dụng thí điểm quản lý giá thuốc bằng phương pháp thặng số bán buôn tối đa toàn chặng đối với các thuốc do ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả theo thông tư 06/2013/TT-BYT. Đó là các BV Bạch Mai, Chợ Rẫy, C Đà Nẵng, Nhân dân 115 – TP.HCM, Thanh Nhàn – Hà Nội, Đa khoa Phú Thọ và các sở y tế Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Thặng số bán buôn tối đa toàn chặng quy định về mức chênh lệch tối đa được phép của giá bán buôn thuốc cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước so với giá trị gốc của thuốc. Thặng số được tính bao gồm các chi phí và lãi tối đa cho toàn bộ giai đoạn từ nhập khẩu tới bán buôn.
Thúy Nga (tổng hợp)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)