Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tiết canh: Món “khoái khẩu” gây nguy hại cho sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Tiết canh là món “khoái khu” ca nhiu ngưi. Bi h cho rng, tiết canh là món ăn cung cp nhiu giá tr dinh dưng và có tác dng cha nhiu bnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, tiết canh đưc chế biến ch yếu t máu sng ca các loi gia súc, gia cm nên có th gây nh hưng xu đến sc khe con ngưi. Bi trong máu ca tt c các loài gia súc, gia cm chưa nu chín đu tim n nhiu mm bnh nguy him như tiêu chy, t, l, giun sán, viêm cu khun… 


PGS.TS Đ Duy Cưng thăm khám cho bnh nhân viêm màng não do liên cu ln đang điu tr ti trung tâm 

Nhim liên cu ln do ăn tiết canh… ngan

Đó là bệnh nhân Đ.V.Kh (41 tuổi, ở Hưng Yên) hiện đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Theo lời kể của người nhà, cách 9 ngày vào viện, bệnh nhân ăn tiết canh ngan mua ở chợ. Sau đó 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt kèm đau đầu, mệt nhiều, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phố Nối (Hưng Yên) điều trị giảm đau. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nặng hơn. Bệnh nhân xuất hiện đau đầu nhiều, vật vã, kích thích nên đã được đưa đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai.

Sau thăm khám lâm sàng và kết quả cấy dịch não tủy, các bác sĩ kết luận: Bệnh nhân bị viêm màng não do liên cầu lợn Streptococcus suis sau khi ăn tiết canh ngan.

Cũng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ đang điều trị một bệnh nhân khác bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn.

Bệnh nhân tên H.V.E (73 tuổi, ở Hà Nam). Trước khi bị bệnh, ông E. được hàng xóm cho một con lợn khoảng 50kg bị ốm. Theo đó, ông tự mình giết mổ con lợn và nấu ăn. Sau một ngày, ông E. xuất hiện đau đầu, buồn nôn, sốt cao và mê hoảng nên được gia đình đưa vào Bệnh viện Hưng Hà (Hưng Yên). Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết/suy đa tạng. Do diễn biến nặng nên 2 ngày sau ông E. được chuyển lên Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được cấp cứu, hồi sức tích cực, sử dụng kháng sinh liều cao và chăm sóc toàn diện. Với triệu chứng lâm sàng, biểu hiện suy đa tạng cùng kết quả chọc dịch não tủy cho thấy protein tăng – 2,58g/l, soi thấy cầu khuẩn Gram dương xếp đôi, cấy máu ra liên cầu lợn Streptococcus suis. Đây là trường hợp điển hình của viêm màng não do liên cầu lợn sau khi có yếu tố dịch tễ là tiếp xúc với lợn ốm chết (trong quá trình giết mổ lợn ốm) và ăn thịt lợn chứa vi khuẩn.

T l t vong lên ti 20-30%

Theo PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ lợn sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín. Một số nhà hàng hiện nay dùng tiết lợn pha vào tiết ngan, vịt, dê… để bán ở khách hàng nhưng khi xét nghiệm vẫn ra vi khuẩn liên cầu lợn Streptococcus suis. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh do ăn thịt lợn nhiễm bệnh nấu chưa chín kỹ; tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.

Người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn bao gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Thời gian ủ bệnh của liên cầu khuẩn lợn trên người là từ vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Triệu chứng này khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.

“Trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, mê hoảng, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu, sốc nhiễm trùng và tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời”, BS Cường nhấn mạnh.

Tiết canh không phải thần dược mà là độc dược

Nhiều người cho rằng, tiết canh chống lão hóa do chứa nhiều phospholipid, làm tăng lượng acetylcholine, giúp các tế bào da liên kết chặt chẽ với nhau và cải thiện độ đàn hồi của da; tiết canh nâng cao đề kháng do chứa nhiều sắt dễ hấp thụ vào cơ thể. Ăn nhiều tiết canh sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú; tiết canh chống ung thư do có chứa các nguyên tố vi lượng có thể phòng ngừa bệnh ung thư; tiết canh giải độc kim loại do chất đạm trong tiết canh sau quá trình phân giải của axít dạ dày sẽ sản sinh ra chất khử trùng đường ruột; tiết canh hỗ trợ giảm béo; tiết canh bổ máu… Tuy nhiên những quan điểm này đều là truyền miệng, không có bằng chứng khoa học chứng minh.

BS Cường cho biết thêm, mỗi năm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị cho hàng chục ca nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do liên cầu lợn. Các ca bệnh nhập viện trong tình trạng nặng với tỷ lệ tử vong lên tới 20-30%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, phổ biến là điếc không hồi phục.

Từ thực tế này, BS Cường khuyến cáo: “Vi khuẩn liên cầu lợn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm nấu chín kỹ. Hiện nay bệnh này chưa có vaccine, vì thế để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết. Nên đeo găng tay và phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống, rửa tay sạch sau khi chế biến thịt. Người dân cũng cần bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh như tiết canh – kể cả tiết canh lợn và các loại tiết canh dê, ngan, vịt. Khi có các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế khám để được phát hiện và điều trị kịp thời…”.

Ngc Hà

Bình luận (0)