Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiết học “3 trong 1”

Tạp Chí Giáo Dục

Các em hc sinh lng nghe và ghi chép nhng câu chuyn v Bác t thi thơ u, niên thiếu đến khi ra đi tìm đưng cu nưc qua li thuyết minh ca cô hưng dn viên ti Bo tàng H Chí Minh

Thay vì ngồi học trên lớp, tiết học lịch sử, địa lý và tập làm văn lớp 5 của gần 400 học sinh Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) đã được “hô biến” thành giờ học đầy thú vị, bổ ích qua “Hành trình theo chân Bác” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng và du ngoạn sông Sài Gòn.

Cô Tống Thị Mai Hương (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết để học sinh tiểu học hiểu về lịch sử, hình dung được về địa lý và cảm thụ sâu sắc về văn học là rất khó, nếu không muốn nói là khiên cưỡng. Chính những tiết học mở như thế này, một cách chủ động giáo viên đã đưa kiến thức đến gần hơn với học sinh, cho các em tự nhận thức được kiến thức bài học bằng chính trải nghiệm của mình.

“Bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước của môn lịch sử lớp 5 cực kỳ hay nhưng lại rất khó. Nếu chỉ bằng lời nói của giáo viên trên lớp, làm sao dám đòi hỏi học sinh lớp 5 hiểu về chí hướng của Bác. Rồi bài tập làm văn Tả cảnh sông nước lại càng khó nếu các em không có góc nhìn thực tế của bản thân. Bên cạnh đó, để hiểu được về địa lý địa phương TP.HCM lại càng cần những chuyến hành trình”, cô Hương chia sẻ.

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi hình ảnh về Bác là một câu chuyện, từ thời thơ ấu, niên thiếu đến khi Bác ra đi tìm đường cứu nước. Giọng cô hướng dẫn viên vang lên, những ánh mắt chăm chú theo dõi, tiếng bút sột soạt ghi, đó đây vang lên tiếng sụt sùi… “Cô ơi, Bác tự học tiếng Anh bằng cách nào khi hoạt động ở nước ngoài vậy ạ?”, em Vũ Lương Minh An (lớp 5A) rụt rè hỏi. “Những ngày hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác làm rất nhiều công việc từ cào tuyết, phục vụ, lau dọn, nấu ăn. Mỗi ngày Bác đều vừa làm, vừa học bằng cách viết các từ mới lên cánh tay. Sau mỗi buổi tối, khi chữ viết mờ đi cũng là lúc Bác học xong. Tinh thần tự lực, tự học, sự quyết chí của Bác là tấm gương để chúng ta học tập, neo theo”, cô hướng dẫn viên trả lời.

Các em học sinh lớp 5, ánh mắt còn ngơ ngác nhưng không giấu được sự ngạc nhiên khi cô hướng dẫn viên chỉ nơi Bác đã ra đi tìm đường cứu nước tại Bến Nhà Rồng. “Chính nơi này, Bác đã ra đi tìm chân lý, lý tưởng. Để các con được học tập, vui chơi trong hòa bình như ngày hôm nay. Hãy luôn chăm ngoan, học giỏi các con nhé!”, cô Nguyệt Thu (Phó Hiệu trưởng nhà trường) nhắn nhủ.

Trong “Hành trình theo chân Bác”, các em học sinh còn được ngắm sông Sài Gòn để viết bài văn tả cảnh sông nước. “Mặt trời không quá chói lóa, nhiều chuồn chuồn và những cánh chim bay lượn, tàu thuyền qua lại. Hơi nước bốc lên làm không khí dịu mát”, đó là những cảm nhận đầy tinh tế được em Minh An chia sẻ trong bài văn của mình.

Đây là lần đầu tiên Vũ Hải (lớp 5/8) được thăm Bến Nhà Rồng và ngắm sông Sài Gòn theo một cách riêng. Khi được hỏi cảm nhận của bản thân về hành trình, cậu cho hay chuyến đi cực kỳ vui và quá nhiều ý nghĩa. Học không chỉ ở trường mà còn có thể học ở ngoài, vừa thoải mái mà kiến thức lại dễ tiếp thu. “Em học được nhiều về kiến thức lịch sử, về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Từ đó biết rằng Bác dù đã rất khổ cực nhưng vẫn quyết tâm tìm đường đi cho dân tộc”, Vũ Hải nói.

Đ Yến

 

Bình luận (0)