Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiết học thành công từ bài giảng tương tác

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là bài giảng tương tác thuộc môn khoa học lớp 4 do cô Đinh Thị Lan Phương (giáo viên Trường Tiểu học Võ Trường Toản, Q.10, TP.HCM) thiết kế. Mục tiêu của bài là cung cấp cho học sinh biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên, vai trò của mưa và có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.

Đồ dùng dạy học phục vụ bài này gồm: Máy chiếu, phiếu học tập; túi nilon, màu thực phẩm, băng keo; tô thủy tinh, nắp đậy, đá lạnh, bộ đồ thí nghiệm (đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ), bình giữ nhiệt, nước nóng…

Giới thiệu

Trò chơi “Ô số bí ẩn”, học sinh chọn câu hỏi bất kì, nhấn vào biểu tượng nhỏ bên góc màn hình sẽ hiện câu hỏi. Khi học sinh trả lời, nhấn vào biểu tượng nhỏ để quay lại trang trò chơi. Nếu học sinh trả lời đúng, nhấn vào vị trí bất kì của ô số để mở hình nền.

Câu này sử dụng tính năng thùng chứa. Học sinh kéo thả thẻ từ vào ô trống, nếu đúng thẻ sẽ ở lại. Nếu sai, thẻ sẽ quay lại vị trí ban đầu.

Để kiểm tra đáp án, học sinh sử dụng vòng tròn xuyên thấu của Đôrêmon kéo qua hình.

Học sinh kéo đáp án ở vị trí dưới nắp nồi ra ngoài

Học sinh nhấn vào vị trí tấm hình, hình sẽ biến mất và hiện đáp án.

Hai slide trên nêu yêu cầu về kiểm tra kiến thức bài cũ để học sinh thực hiện.

Câu 1: Học sinh chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Như vậy việc kiểm tra bài cũ không trở nên nặng nề, các từ khóa là điểm tựa giúp các em hình dung lại kiến thức cũ và đưa ra câu trả lời dễ dàng hơn.

Câu 2, 3, 4: Các câu hỏi thể hiện các hiện tượng chuyển thể của nước. Với câu hỏi này giáo viên muốn học sinh khắc sâu hơn kiến thức về sự chuyển thể của nước qua những sự việc mà các em thấy hằng ngày, đồng thời là bước đệm để các em hiểu và nắm bài mới chắc hơn.

Sau khi thực hiện xong phần kiểm tra bài cũ, các em quan sát sự biến đổi nhanh chóng của thời tiết (nắng ráo, mây đen, mưa)

Giáo viên mong đợi học sinh nêu lên những thắc mắc của bản thân về mây hoặc mưa

Giáo viên giới thiệu 2 quyển sách hay để học sinh tham khảo, tìm đáp án cho các câu hỏi, mở rộng kiến thức; định hướng học sinh chủ động tìm hiểu thông tin qua sách vở; khuyến khích thói quen đọc sách; hướng học sinh sử dụng sách ở thư viện tỉnh, thành phố.

Xác định nhiệm vụ chính là tìm hiểu hai vấn đề: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Từ đó giáo viên giới thiệu bài học.

Học sinh sử dụng phiếu học tập hoặc sổ tay khoa học, ghi lại câu hỏi, nêu dự đoán và cách tiến hành.

Học sinh thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên để hiểu về sự chuyển thể của nước.

Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm, định hướng học sinh quá trình quan sát để nắm thấy được sự chuyển thể của nước, hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong chiếc túi nilon.

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm hiểu, tiến hành nhiều thí nghiệm và nhận thấy thí nghiệm trên dễ thực hiện, giá thành rẻ, đảm bảo yếu tố an toàn, thẩm mỹ, thuận tiện cho học sinh tiến hành ở nhà, ở lớp.

Thông tin trong đoạn phim “Giọt nước tí xíu” cùng những kiến thức thu được trong bài cũ và trong thí nghiệm trên giúp học sinh hình dung rõ ràng sự chuyển thể của nước trong tự nhiên, hiểu mây và mưa từ đâu mà có.

Giáo viên tổng kết lại nội dung tìm hiểu

Slide này nhằm khắc chốt kiến thức học sinh.

Trần Anh (ghi)

Bài giảng tương tác Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? đạt giải nhì cuộc thi giáo viên Sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2017. “Trong năm học 2016-2017, tôi tiến hành nhiều hoạt động cho lớp như “mô hình lớp học đảo ngược”, tăng cường học tập thông qua các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm, dạy học dự án…, học sinh rất hào hứng và tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học, đặc biệt là phần thí nghiệm. Đó là các thí nghiệm thú vị, hấp dẫn, dễ thực hiện và ít tốn kém. Tôi mong muốn không chỉ học sinh của tôi mà tất cả các em khi học bài này hay nhiều bài khác sẽ có cơ hội tiến hành các thí nghiệm, thử nghiệm… và rút ra bài học cho mình. Điều tôi hướng đến là các em có niềm đam mê tìm tòi, khám phá và có kỹ năng khoa học”, cô Đinh Thị Lan Phương chia sẻ.

 

Bình luận (0)