Tiết lợn là món ăn bổ dưỡng, nhưng với một số người sau đây, tiết lợn lại có thể biến thành "thuốc độc", ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể làm cho bệnh tình nặng thêm, nguy kịch.
Công dụng của tiết lợn
Mặc dù các nội tạng động vật, đặc biệt là của lợn không được khuyến khích ăn, vì nó có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh liên cầu khuẩn vô cùng nguy hiểm, nhưng cũng không thể phủ nhận những ích lợi của tiết lợn.
Thành phần của tiết lợn
Dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người).
Cứ mỗi 100g tiết lợn chiếm tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn.Protein trong tiết lợn có chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người, cho nên rất dễ được hấp thụ và tiêu hóa. Tiết lợn còn chứa hàm lượng lecithin, sắt và một số nguyên tố khác cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, ăn tiết lợn rất tốt cho sức khỏe!
6 tác dụng chính của tiết lợn
Có tác dụng hỗ trợ giảm béo
Đối với những người đang giảm béo mà nói, món tiết lợn là một thực phẩm hỗ trợ giảm béo rất tốt, bởi vì nó có chứa rất nhiều chất sắt, có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu cho những người đang trong quá trình ăn kiêng giảm béo, mà giá thành của nó thì rất rẻ.
Công dụng: Có lợi cho việc đông máu, cầm máu, có lợi cho đại tràng; trong y học Trung Quốc, ăn tiết lợn có thể chữa bệnh thiếu máu.
Dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người).
Tác dụng phòng bệnh
Trong tiết lợn có chứa hàm lượng sắt cao dễ được hấp thụ vào cơ thể, ăn nhiều tiết động vật sẽ có lợi cho giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, có thể phòng ngừa thiếu sắt trong máu, đồng thời phòng chống các bệnh về tim mạch, xơ cứng động mạch, tắc mạch ở người cao tuổi …
Tác dụng chống ung thư
Y học thực nghiệm đã chứng minh, các nguyên tố vi lượng trong tiết lợn có thể phòng ngừa sự sinh sản bệnh ung thư ác tính. Các nhà khoa học còn cho biết, từ trong tiết lợn có thể tách ra một loại chất gọi là wound hormone, có thể làm tổn hại hoặc là tiêu diệt các tế bào cần loại bỏ, đồng thời tổ chức hoạt động lại cho các mô bị tổn thương, giúp chúng dần dần hồi phục chức năng bình thường. Đây chính là điều mà các thực phẩm khác khó có được.
Chống lão hóa
Tiết lợn có chứa rất nhiều photpholipit, mà photpholipit có thể làm tăng lượng axetyl cholin, làm cho giữa tế bào thần kinh có sự liên kết một cách nhanh chóng, từ đó có thể cải thiện trí nhớ của con người. Do đó những người già, bệnh nhân mắc chứng đãng trí nên ăn nhiều tiết lợn.
Giúp cầm máu
Tiết lợn chứa vitamin K, có thể thúc đẩy máu đông do đó có tác dụng cầm máu.
Tiết lợn còn có thể nâng cao các loại nguyên tố vi lượng của cơ thể, có lợi cho việc điều trị và dưỡng bệnh tốt hơn đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, bệnh nhân mắc bệnh về thận và tim mạch. Ngoài ra nó còn dùng để chữa chứng chóng mặt , nôn mửa, chảy máu, các vết bầm tím, tổn thương do mất máu dẫn đến co giật…
Làm sạch hạt kim loại
Ngoài ra, tiết lợn còn có hiệu quả trong việc làm sạch các hạt kim loại gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể; y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện rằng, lượng protein trong tiết lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột, chất này có thể đi vào trong cơ thể con người và tiêu diệt các phản ứng sinh hóa của các hạt kim loại tạo thành, sau đó thông qua quá trình bài tiết đưa những vật chất gây hại cho cơ thể ra ngoài, do đó nếu thường xuyên ăn tiết lợn sẽ giúp bài trừ những vật chất gây hại cho cơ thể.
Tiết lợn có hàm lượng cholesterol cao. Do đó, người bị bệnh tim mạch hoặc có lượng cholesterol trong máu cao nên tránh ăn món này. Người đang trong quá trình điều trị chứng bệnh máu đông cũng không được ăn tiết lợn.
3 đối tượng tuyệt đối không nên ăn tiết lợn
Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn có hàm lượng cholesterol cao. Do đó, người bị bệnh tim mạch hoặc có lượng cholesterol trong máu cao nên tránh ăn món này. Người đang trong quá trình điều trị chứng bệnh máu đông cũng không được ăn tiết lợn.
Người bị chảy máu đường tiêu hóa không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn chứa nhiều sắt tuy rất bổ máu nhưng ăn nhiều sẽ khiến phân có màu đen. Trong khi đó, người bị chảy máu đường tiêu hóa cũng có dấu hiệu đi ngoài phân đen. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra cũng như điều trị của bác sĩ.
Người bị xơ gan không nên ăn tiết lợn
Người khỏe mạnh ăn tiết lợn có tác dụng bổ máu, bổ gan. Tuy nhiên, người xơ gan tiêu thụ nhiều sản phẩm này lại làm dư thừa lượng protein, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Những lưu ý khi ăn tiết lợn
Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.
Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.
Khi mua và chế biến các món ăn từ tiết lợn, người nội trợ cũng cần chú ý. Thực phẩm phải tươi mới, được lấy trong ngày là tốt nhất, không mua khi tiết có màu sắc, mùi khác lạ.
Chỉ cần có dấu hiệu ôi thiu, tiết lợn có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa và các rối loạn đường tiêu hóa khác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo không ăn tiết canh bởi nguy cơ mắc các bệnh trong đó có nhiễm liên cầu khuẩn lợn rất cao.
Trong trường hợp lợn bị bệnh chết, kể cả nấu chín, bạn cũng không được ăn tiết lợn.
Nếu sau khi ăn tiết, có hiện tượng tiêu chảy, sốt cao, xuất huyết dưới da, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để điều trị.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)