Từ cuối quý III đến nay, giá gas nội địa đã 3 lần tăng giá. Việc tăng giá liên tục buộc các nhà quản lý phải tính các phương án kìm giá gas, trong đó phương án giảm thuế đang được tính đến.
Liên tục lập kỷ lục
Bắt đầu từ ngày 1/12, giá bán lẻ gas tới tay người tiêu dùng tiếp tục tăng thêm trung bình 40.000 đồng/bình 12kg. Sau đợt tăng giá từ 25.000- 26.000 đồng/bình vào tháng trước, tháng này giá bán lẻ gas lại lập kỷ lục mới và là mức bán cao nhất từ trước tới nay.
Bắt đầu từ ngày 1/12, giá bán lẻ gas tới tay người tiêu dùng tiếp tục tăng thêm trung bình 40.000 đồng/bình 12kg.
Cụ thể: bình 12 kg nhãn hiệu Petro Vietnam tăng lên mức 359.000 đồng/bình, so với 319.000 đồng/bình giá đầu tháng 11/2010; giá gas Shell dự kiến tăng lên 389.000 đồng/bình; gas Petrolimex lên 376.000 đồng/bình; Gas Đất Việt và Thăng Long gas điều chỉnh tăng ở mức 38.000 đồng, lên mức 350.000 đồng/bình 12 kg.
Theo các doanh nghiệp, do giá gas trên thế giới giao trong tháng 12 đã tăng lên mức 952 USD/tấn, tăng 140 USD so với tháng trước, trong nước tỷ giá giữa USD và VND tăng mạnh đã khiến các hãng phải tăng giá bán.
Hiện nay, Bộ Tài chính là đơn vị quản lý trực tiếp của 5 công ty lớn, các công ty nhỏ trực thuộc sự quản lý của sở tài chính địa phương. Trong khi các doanh nghiệp gas thực hiện mua đứt, bán đoạn nên khó kiểm soát, doanh nghiệp đầu mối bán gas cho các tổng đại lý, các tổng đại lý lại phân phối lại cho các đại lý cấp hai, cấp ba. Do đó, giá gas do các doanh nghiệp đầu mối công bố là một giá nhưng khi đến các đại lý bán lẻ lại là một giá khác. Giá gas từ doanh nghiệp đầu mối đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều cấp đại lý khác nhau, do đó, qua mỗi cấp này giá lại bị đẩy lên cao một chút.
Giảm thuế nhập khẩu để bình ổn giá?
Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp lớn trong nước đã “té nước theo mưa”, lợi dụng giá gas thế giới tăng để tăng giá làm cho thị trường rối loạn. Bởi thực tế, sản phẩm gas sản xuất trong nước hiện đáp ứng trên 60% nhu cầu tiêu dùng. Trong năm 2010, nhiều nhà máy sản xuất gas cũng được vận hành như Dung Quất, Dinh Cố… Do đó, việc xác định giá gas nội địa theo giá thế giới, tính thêm 5% thuế nhập khẩu vào giá bán nội địa, cho dù có lợi cho doanh nghiệp nhưng lại thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng, thị trường gas hiện nay được điều tiết theo cơ chế thị trường. Số gas sản xuất trong nước cũng được tính thuế như gas nhập khẩu. Như vậy, giá gas Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc giá gas thế giới, theo xu hướng thế giới. Mức tăng giá này giúp các doanh nghiệp kinh doanh gas có lãi chút ít, nhưng có thể sẽ lỗ sang tháng sau khi chênh lệch giá USD giữa giá niêm yết của ngân hàng và giá thị trường tự do khoảng 2.000 đồng.
Trước tình hình giá gas liên tục tăng, Hiệp hội Gas Việt Nam đã gửi công văn lên Bộ Tài chính kiến nghị giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% xuống còn 2%. Theo ông Nguyễn Sĩ Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam – việc giảm thuế nhập khẩu gas là cần thiết trong thời điểm hiện nay để góp phần bình ổn giá và tránh tình trạng gian lận gas diễn ra nhất là thời điểm cận tết nhu cầu sử dụng gas tăng lên. Việc giảm thuế nhập khẩu gas không vi phạm các cam kết WTO và hoàn toàn trong khả năng thực hiện của Chính phủ, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện”- ông Thắng nói.
Nguồn NOIT
Tin liên quan
Chiều 7-1, Sở Công thương TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2024, triển khai chương trình công...
Sáng 7-1, UBND phường 14 quận 5 đã tổ chức Lễ ra mắt “Phố vải - Soái Kình Lâm”. Ông Lê Đăng...
Tai nạn lao động không chỉ để lại vết thương trên cơ thể mà còn khắc sâu nỗi mặc cảm trong tâm...
Ngày 18-12-2024 tại Hội trường Nhà hát Quân đội đã diễn ra lễ trao giải thưởng doanh nghiệp đạt chất lượng quốc...
Bình luận (0)