Vừa qua, giá khoai lang tím Nhật Bản ở hai huyện Bình Minh và Bình Tân (Vĩnh Long) bất ngờ giảm mạnh khiến người trồng khoai lao đao. Thế nhưng, lãnh đạo ngành NNPTNT tỉnh Vĩnh Long khẳng định, việc khoai lang bị tụt giá chỉ khiến người nông dân giảm đi lợi nhuận chứ không thua lỗ.
Còn lời nhưng vẫn lo…
Khoảng cuối tháng 11.2011, thủy triều lên cao đã làm cho diện tích trồng khoai tại huyện Bình Tân giảm mạnh, chỉ còn khoảng 20-30ha có thể thu hoạch được. Chính điều đó đã đẩy giá khoai lang tím Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng có: 1,1-1,2 triệu đồng/tạ (60kg). Tuy nhiên, đến giáp Tết Nguyên đán, giá khoai bất ngờ giảm mạnh, chỉ còn 500.000-600.000 đồng/tạ.
Thu hoạch khoai ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long). Ảnh: Trần Lưu |
Ông Trần Thiện Đạo (ấp Thành An, xã Thành Đông) cho biết, vụ khoai năm ngoái, gia đình ông trồng 6 công khoai lang tím Nhật Bản với chi phí đầu tư khoảng 9 triệu đồng/công – tức khoảng 3.000-4.000 đồng/kg, thu hoạch đạt năng suất 40-50 tạ/công. Trước Tết Nguyên đán, dù giá khoai giảm mạnh nhưng gia đình ông vẫn có lãi 300.000-400.000 đồng/tạ.
Theo nhận định của nhiều người trồng khoai ở huyện Bình Tân, vào thời điểm này của những năm trước, giá khoai thường ở mức 300.000-400.000 đồng/tạ sau đó, đến mùa thu hoạch (khoảng tháng 3 âm lịch) giá khoai sẽ tăng lên. Tuy nhiên, hiện giá khoai đang ở mức 700.000 đồng/tạ và nhiều khả năng giá sẽ giảm khi đến thời điểm thu hoạch. Nhiều bà con đang lo lắng tái diễn tình trạng 2 năm trước khi giá khoai tụt xuống chỉ còn 160.000 đồng/tạ, khiến nhiều người trồng khoai bị thua lỗ.
Ông Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long – cho biết, trong năm 2012, toàn tỉnh dự kiến sẽ có 8.400ha đất trồng khoai. Nhiều hộ dân đang mở rộng quy mô sản xuất và tìm sang những địa phương lân cận để thuê đất trồng khoai. “Khi người dân trồng quá nhiều, dẫn đến thu hoạch đồng loạt, nếu thương lái ngừng thu mua thì hậu quả sẽ khó lường” – ông Liêm lo lắng.
Mở đường chính ngạch
Hiện có hơn 70% sản lượng khoai sản xuất tại Bình Tân và Bình Minh được xuất khẩu, chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trở lại Bình Tân lần này, điều mà PV Lao Động ghi nhận được là giới chức Vĩnh Long đang khẩn trương tìm đầu ra bền vững cho loại nông sản này và bước đầu đã có những tín hiệu lạc quan.
Ông Võ Văn Theo – Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Tân – cho biết, vừa qua, khoa Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) thông qua dự án “Năng lực tham gia thị trường của các chuỗi sản xuất nông sản thông qua đào tạo và huấn luyện” đã hỗ trợ nhiều người trồng khoai. Đây là dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng kinh phí là 100.000USD thực hiện trên diện tích 200ha đất trồng khoai của địa phương, nhằm giúp cho bà con tiếp cận với các ứng dụng khoa học kỹ thuật, những khó khăn trong canh tác… để giúp bà con bước đầu tiếp cận với các mô hình trồng khoai chất lượng cao như: Viet GAP, Global GAP…
Ông Ngô Văn Tua – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp dịch vụ xã Thành Đồng – cho biết, từ tháng 6.2011, Viện Cây ăn quả miền Nam đã cử cán bộ xuống xã Thành Đông tập huấn cho bà con trồng khoai lang theo mô hình Global GAP được 3 đợt. Sau khi kết thúc đợt tập huấn cuối cùng sẽ chính thức thực hiện mô hình trồng khoai theo tiêu chuẩn Global GAP với sự tham gia của 12 hộ trên diện tích ban đầu là 15ha.
Theo nhận định của nhiều người trồng khoai ở huyện Bình Tân, vào thời điểm này của những năm trước, giá khoai thường ở mức 300.000-400.000 đồng/tạ sau đó, đến mùa thu hoạch (khoảng tháng 3 âm lịch) giá khoai sẽ tăng lên. Tuy nhiên, hiện giá khoai đang ở mức 700.000 đồng/tạ và nhiều khả năng giá sẽ giảm khi đến thời điểm thu hoạch. Nhiều bà con đang lo lắng tái diễn tình trạng 2 năm trước khi giá khoai tụt xuống chỉ còn 160.000 đồng/tạ, khiến nhiều người trồng khoai bị thua lỗ.
Ông Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long – cho biết, trong năm 2012, toàn tỉnh dự kiến sẽ có 8.400ha đất trồng khoai. Nhiều hộ dân đang mở rộng quy mô sản xuất và tìm sang những địa phương lân cận để thuê đất trồng khoai. “Khi người dân trồng quá nhiều, dẫn đến thu hoạch đồng loạt, nếu thương lái ngừng thu mua thì hậu quả sẽ khó lường” – ông Liêm lo lắng.
Mở đường chính ngạch
Hiện có hơn 70% sản lượng khoai sản xuất tại Bình Tân và Bình Minh được xuất khẩu, chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trở lại Bình Tân lần này, điều mà PV Lao Động ghi nhận được là giới chức Vĩnh Long đang khẩn trương tìm đầu ra bền vững cho loại nông sản này và bước đầu đã có những tín hiệu lạc quan.
Ông Võ Văn Theo – Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Tân – cho biết, vừa qua, khoa Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) thông qua dự án “Năng lực tham gia thị trường của các chuỗi sản xuất nông sản thông qua đào tạo và huấn luyện” đã hỗ trợ nhiều người trồng khoai. Đây là dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng kinh phí là 100.000USD thực hiện trên diện tích 200ha đất trồng khoai của địa phương, nhằm giúp cho bà con tiếp cận với các ứng dụng khoa học kỹ thuật, những khó khăn trong canh tác… để giúp bà con bước đầu tiếp cận với các mô hình trồng khoai chất lượng cao như: Viet GAP, Global GAP…
Ông Ngô Văn Tua – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp dịch vụ xã Thành Đồng – cho biết, từ tháng 6.2011, Viện Cây ăn quả miền Nam đã cử cán bộ xuống xã Thành Đông tập huấn cho bà con trồng khoai lang theo mô hình Global GAP được 3 đợt. Sau khi kết thúc đợt tập huấn cuối cùng sẽ chính thức thực hiện mô hình trồng khoai theo tiêu chuẩn Global GAP với sự tham gia của 12 hộ trên diện tích ban đầu là 15ha.
Ông Võ Văn Theo – Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Tân – cho biết: Nếu trồng khoai theo tiêu chuẩn Global GAP, thì người trồng khoai cũng chỉ bán được với mức giá bình thường. Vấn đề quan trọng là nó giúp cho người trồng khoai giảm được các chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người trồng và người tiêu thụ. |
Trần Lưu
Theo Lao Động
Bình luận (0)