Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tìm giải pháp cứu lúa giữa mùa khô

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc tình trng gn 2.000ha lúa đang đi mt vi vic mt trng vì thiếu nưc, trong khi công trình đp ngăn mn trên sông Vĩnh Đin (th xã Đin Bàn, tnh Qung Nam) chưa tìm đưc nhà thu thi công, UBND tnh Qung Nam đã thng nht cho s dng ngun cát no vét t sông C Cò đ làm đp ngăn mn, cu lúa.


Ngưi dân th xã Đin Bàn bun bã vì lúa đang thi k tr đòng b thiếu nưc úa vàng

Hàng ngàn hécta lúa thiếu nưc

Dù mới bắt đầu bước vào mùa nắng nóng nhưng người dân trồng lúa ở thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đang rất lo lắng vì hàng ngàn hécta lúa vụ đông xuân đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngay trong thời gian lúa trổ đòng, đơm bông hạt. Tại cánh đồng lúa thuộc thôn Ngân Câu và thôn Ngân Giang (phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn), những ngày này, mương dẫn nước từ kênh chính ra đồng ruộng đang cạn khô. Nhiều diện tích lúa thiếu nước đang ngả sang màu vàng úa, một số khác do nền ruộng khô nên chuột bắt đầu phá hoại cắn ngang thân cây. Đứng thơ thẩn bên thửa ruộng rộng 3 sào, bà Huỳnh Thị Luận cất giọng buồn buồn: “Hai tuần trước, trạm bơm Tứ Câu dẫn nước nhiễm phèn từ sông Vĩnh Điện vào ruộng khiến cả cánh đồng lúa bị ngả vàng lá. Bà con tập trung bơm nước rửa mặn để cứu lúa nhưng thiếu nước nên công cuộc cứu lúa dần bất lực. Nếu có nước, 3 sào lúa này giúp gia đình tôi có lương thực dùng đến vụ hè – thu. Bây giờ mà mất trắng thì lại phải đi mua đong từng lon gạo, khó khăn lắm”.

Nhiều ngày nay, bà Lê Thị Lụa (56 tuổi) liên tục thở dài khi đứng trước 7 sào ruộng lúa bị thiếu nước đã vàng úa, nhiều đám bị chuột cắn nát hết thân cây. Dù đã tìm nhiều cách nhưng do mặt ruộng khô nên không ngăn được lũ chuột phá hoại mùa màng. “Bà con ai cũng lo lắng nhưng gần như buông xuôi vì đập ngăn mặn chưa được làm thì không thể nào có đủ nước cho lúa trổ đòng, đơm hạt. Nếu kéo dài thêm vài ngày, mất mùa là có thật. Người nông dân mất mùa chẳng khác nào công nhân thất nghiệp, trước mắt là những tháng ngày thiếu hụt lương thực chưa có cách cứu cánh”, bà Lụa buồn bã nói. 


Lúa sp tr đòng b thiếu nưc khiến tiến trình phát trin b chm li

Theo thống kê, hiện bà con trồng lúa ở thị xã Điện Bàn có khoảng gần 2.000ha lúa vụ đông – xuân. Số diện tích này được canh tác dựa vào hệ thống kênh mương thủy lợi tưới tiêu nội đồng từ nguồn nước trên sông Vĩnh Điện. Để ổn định sản xuất, hàng năm chính quyền thị xã cho đắp đập ngăn mặn trên con sông này. Việc đắp đập thường dùng cát đắp thành đê thay vì đầu tư xây dựng đập vĩnh cửu nên mỗi năm việc đắp đập đều phải lặp lại. Tuy nhiên, năm nay dù đã tổ chức hai lần đấu thầu nhưng vẫn chưa có nhà thầu thi công dẫn đến tình trạng thiếu nước kể trên. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do thiếu nguồn vật liệu cát nên các nhà thầu gặp khó.

Tìm gii pháp cu lúa

Theo UBND thị xã Điện Bàn, 10 năm nay, để giúp bà con có nguồn nước ngọt canh tác lúa ổn định, đồng thời để Nhà máy nước Vĩnh Điện cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân thị xã không bị nhiễm mặn vào mùa khô, chính quyền thị xã triển khai phương án chống xâm nhập mặn bằng cách đổ cát tạo đập trên sông. Theo đó, một con đập dài khoảng 130m sẽ được thiết lập trên sông Vĩnh Điện với khoảng gần 10 ngàn m3 cát, cách trạm bơm Tứ Câu về hạ lưu khoảng 350m. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng.

Năm nay, phương án chống mặn vẫn được phê duyệt như cũ nhưng qua 2 lần tổ chức đấu thầu đều không có đơn vị nào tham dự gói thầu thi công công trình. Theo các nhà thầu, do họ gặp khó trong khâu tìm vật liệu cát để thi công. Mặt khác, hiện giá cát trên thị trường cao so với giá hồ sơ dự toán là 185.000 đồng/m3.


Sông Vĩnh Đin đi mt nguy cơ mn xâm nhp vì thiếu cát ngăn đp

Trước tình trạng đó, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn Nguyễn Thị Minh Châu đã ký văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam và các sở, ngành liên quan xem xét, cho phép sử dụng nguồn cát từ dự án nạo vét sông Cổ Cò (hiện đang triển khai trên địa bàn phường Điện Dương, Điện Ngọc thuộc thị xã Điện Bàn) do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư, để thi công công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện.

UBND tỉnh Quảng Nam sau đó cũng đã có văn bản thống nhất chủ trương cho phép UBND thị xã Điện Bàn sử dụng nguồn vật liệu cát đã được nạo vét từ dự án nạo vét sông Cổ Cò đang tập kết tại các bãi chứa do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh quản lý để đắp đập trên sông Vĩnh Điện. Văn bản nêu rõ, đề nghị UBND thị xã Điện Bàn có trách nhiệm làm việc với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh để thống nhất vị trí lấy cát; thời gian thực hiện, biện pháp phối hợp theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ khối lượng cát xúc bốc lên xe vận chuyển và sử dụng đúng mục đích phục vụ thi công công trình. Trên cơ sở đó, các đơn vị liên quan tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh hồ sơ thiết kế – dự toán công trình phù hợp với cự ly vận chuyển từ vị trí lấy cát đến chân công trình và làm việc với Sở TN-MT để thống nhất xác định các nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng khoáng sản cần sử dụng theo đúng quy định để triển khai thực hiện.

Hàn Giang

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)