Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tìm giải pháp giảm áp lực cho giáo viên tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đang trong quá trình xây dng Đ án h tr giáo viên tiu hc thành ph. Hàng lot các gii pháp đã đưc đưa ra nhm gii quyết nhng khó khăn ca giáo dc tiu hc thành ph, hưng ti vic gim áp lc cho giáo viên, nâng cao đi sng…


TP.HCM đang xây dng Đ án h tr giáo viên tiu hc thành ph

Đề án sau khi hoàn thiện sẽ được Sở GD-ĐT TP.HCM trình UBND thành phố, HĐND thành phố xin nghị quyết hỗ trợ giáo viên tiểu học, tương tự như nghị quyết hỗ trợ giáo viên mầm non đã được áp dụng trong nhiều năm qua.

Thiếu hàng ngàn giáo viên song khó tuyn dng

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, quy mô giáo dục tiểu học TP.HCM trong năm học 2022-2023 tính đến tháng 12-2022 là 663.426 học sinh. Số phòng học là 17.197, số giáo viên là 24.789.

Căn cứ điều lệ trường tiểu học 35 học sinh/lớp thì thành phố phải cần đến 18.955 lớp học, tương đương với 18.955 phòng học; số lượng giáo viên tiểu học căn cứ theo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp thì thành phố cần đến 28.432 giáo viên. Như vậy, hiện thành phố còn thiếu 1.758 lớp học, phòng học và thiếu 3.643 giáo viên. Do số lượng giáo viên còn thiếu là 3.643 giáo viên, tương đương với 12,8% số lượng giáo viên cần có. Điều này có nghĩa là mỗi giáo viên hiện nay phải choàng gánh công việc nhiều hơn 12,8% so với số lượng công việc thực tế mà họ chỉ đảm nhiệm.

Bên cạnh đó, trong 3 năm học gần đây từ năm học 2020-2021 đến nay, giáo dục tiểu học thành phố còn có 219 cán bộ quản lý và 2.483 giáo viên rời khỏi ngành giáo dục. Trong đó, một phần do dịch bệnh gây ra ảnh hưởng nặng nề đến đội ngũ, phần khác rời khỏi ngành giáo dục vì đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ với 1.181 người, nghỉ việc là 1.233 người. Tổng số đội ngũ rời khỏi ngành giáo dục so sánh với thực trạng hiện có như sau: Về cán bộ quản lý là 219/1.352, tương đương với tỷ lệ 16,20%; giáo viên là 2.483/24.789, tương đương với tỷ lệ 10,01%.

Sở GD-ĐT TP.HCM phân tích, căn cứ vào dữ liệu, số lượng giáo viên nhiều môn trong ba năm qua được tuyển dụng gần đủ với nhu cầu tuyển dụng. Các giáo viên còn lại số lượng tuyển thiếu nhiều so với nhu cầu, đặc biệt là giáo viên mỹ thuật, tin học và tổng phụ trách hàng năm số lượng tuyển dụng được chỉ xấp xỉ bằng 10% so với nhu cầu cần tuyển.

Nhu cầu tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ là rất cao, chỉ đứng sau nhu cầu tuyển dụng giáo viên nhiều môn, tuy nhiên số lượng giáo viên ngoại ngữ tuyển dụng được chỉ đạt được xấp xỉ 25% so với nhu cầu, do đó, tình trạng thiếu hụt giáo viên ngoại ngữ vẫn còn là một vấn đề đặc biệt cần lưu ý.

Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận, chế độ chính sách đối với giáo viên tiểu học hiện nay là chưa phù hợp. Tính tổng thu nhập sau khi đã trừ 10,5% bảo hiểm xã hội thì mỗi giáo viên mới ra trường nhận được khoảng 3.367.251 đồng song còn phải đóng góp thường xuyên một số khoản như: 1% lương/tháng đóng công đoàn phí, nếu là đảng viên thì 1% lương/tháng đóng Đảng phí, mỗi năm trừ một số ngày lương đóng góp các quỹ như: Quỹ vì người nghèo, quỹ phòng chống thiên tai…

Đ xut 4 nhóm gii pháp h tr

Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng – Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, nhằm tháo gỡ hàng loạt các khó khăn của giáo dục tiểu học thành phố, Sở GD-ĐT đề xuất 4 nhóm giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục tiểu học.

Cụ thể, nhóm giải pháp điều chỉnh khối lượng và áp lực công việc. Trong đó, cần bổ sung đúng định biên cho các trường để có đầy đủ giáo viên bộ môn như: Tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục…; Giảm sĩ số còn 35 học sinh/ lớp; Hạn chế các hội thi, phong trào từ ngành ngang để giáo viên tập trung cho giảng dạy và các hội thi nâng cao tay nghề; Phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường giáo viên.

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, giảm hội họp. Tăng cường trang bị thiết bị công nghệ thông tin giúp giáo viên áp dụng những ứng dụng phục vụ công tác giảng dạy, tinh gọn các hồ sơ sổ sách… Xây dựng lại khung chương trình học phù hợp đặc thù riêng của TP.HCM chú trọng kỹ năng thực hành, rèn kỹ năng sống, giảm tải lý thuyết để giảm bớt tình trạng dạy thêm học thêm sai quy định.

Nhóm giải pháp thứ 2, TP.HCM đề xuất giải pháp cải thiện thu nhập và đãi ngộ cho giáo viên tiểu học với việc hỗ trợ thêm cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học do tính chất công việc. Mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu nhân với số lượng phần trăm công việc phải choàng gánh và hệ số lương bình quân hiện nay. Song song, hỗ trợ khuyến khích giáo viên tiểu học có trình độ chuyên môn công tác tại các trường tiểu học công lập: Trình độ tiến sĩ hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng; Trình độ thạc sĩ hỗ trợ 1,2 triệu đồng/người/tháng.

Quan trng nht là h tr v tài chính

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam nhìn nhận, giáo dục tiểu học TP.HCM thời gian qua gặp nhiều khó khăn, từ khó khăn đội ngũ, thiếu giáo viên về biên chế, nhất là các môn đặc thù như tiếng Anh, giáo dục thể chất, nhạc, họa… Các phòng giáo dục, nhà trường phải tự xoay xở trong việc hợp đồng, thỉnh giảng. Các giải pháp dù vẫn thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục song vẫn gây khó khăn cho các nhà trường, liên quan đến chế độ chính sách cho đội ngũ thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Theo ông, để giữ chân, thu hút giáo viên tiểu học thì quan trọng nhất là hỗ trợ về tài chính. Hiện nay, Luật Giáo dục quy định không thu học phí bậc tiểu học, song khi cấp ngân sách thì bậc tiểu học lại ngang các bậc học khác, trong khi các bậc học khác lại được thu học phí. Đây là điều chưa hợp lý. Do vậy giải pháp cần thiết là phải hỗ trợ cấp bù học phí ở bậc tiểu học.

Ngoài ra, Chương trình GDPT 2018 quy định bắt buộc tiểu học học 2 buổi/ngày, như vậy không được thu phí buổi 2, gây khó khăn cho các nhà trường; Thực trạng giáo viên nghỉ việc, bỏ việc do đời sống khó khăn cần thiết phải có các chế độ thu hút; Việc thiếu giáo viên các bộ môn, phải có chế độ thu hút, kinh phí chi trả hợp đồng thỉnh giảng; tỷ lệ học sinh tiểu học tăng hàng năm khi thu nhập giáo viên tiểu học thấp, cần thiết phải có chính sách hỗ trợ…

“Theo thống kê hiện nay thu nhập bình quân tại TP.HCM là 6,2 triệu đồng/người. Thu nhập trong năm đầu tiên của giáo viên mới ra trường là 3,3 triệu đồng/người, trong khi chi phí tối thiểu bình quân mỗi người trên địa bàn thành phố là 3,9 triệu đồng/người, như vậy không đủ để đảm bảo đời sống tối thiểu của giáo viên, cần thiết phải có chính sách hỗ trợ giáo viên mới ra trường…” – ông Lê Hoài Nam phân tích.

Đặc biệt, đối với giáo viên tiểu học mới ra trường và nhân viên y tế, văn thư, kế toán, thư viện được tuyển dụng mới, đề xuất hỗ trợ thêm trong ba năm đầu, theo mức như sau: Năm đầu hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng; Năm thứ hai hỗ trợ 70% lương cơ sở/người/tháng; Năm thứ ba hỗ trợ 50% lương cơ sở/người/tháng; Từ năm thứ tư thực hiện chế độ tiền lương theo quy định hiện hành.

Bên cạnh, đề xuất tăng ngân sách dành cho giáo dục, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên tăng thu nhập để đảm bảo cuộc sống ổn định cho giáo viên yên tâm công tác. Đề xuất học phí buổi thứ hai được tính dựa trên cơ sở quy định mức học phí tham chiếu ở cấp học tiểu học. Có chế độ khen thưởng hợp lý tạo động lực cho giáo viên làm việc…

Nhóm giải pháp thứ 3 là nhóm giải pháp truyền thông, khuyến khích thừa nhận, vinh danh sự đóng góp và đảm bảo cơ hội thăng tiến đối với giáo viên tiểu học, nhằm nâng cao vị thế của người thầy.

Cuối cùng, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất giải pháp thu hút nhân lực vào ngành giáo dục tiểu học. Trong đó, có sự tuyển dụng, phân bổ số lượng giáo viên mới ra trường hợp lý. Cho ứng viên ra trường với thứ hạng cao được chọn đơn vị làm việc theo nhu cầu. Ứng viên đăng ký nguyện vọng thi tuyển vào cơ sở giáo dục công lập này nếu không trúng tuyển (do dư chỉ tiêu) có thể được xét trúng tuyển vào cơ sở giáo dục công lập khác trên địa bàn còn thiếu chỉ tiêu…

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)