Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tìm hiểu trường kỹ trước khi đặt nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Đt bao nhiêu nguyn vng thì phù hp, la chn trưng ĐH công lp hay ngoài công lp…, đó là nhng băn khoăn ca hc sinh (HS) lp 12 trưc khi làm h sơ d thi tt nghip THPT năm 2021.


Hc sinh lp 12 Trưng THPT Nguyn Th Minh Khai (TP.HCM) đưc chuyên gia “g khó” trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 13 năm 2021 do Tp chí Giáo dục TP.HCM t chc

Mùa tuyển sinh năm 2021, theo quy định của Bộ GD-ĐT, HS được phép điều chỉnh nguyện vọng 3 lần trong mốc thời gian quy định. Như vậy, việc xác định rõ ngay từ đầu các nguyện vọng và môi trường học tập phù hợp là cực kỳ quan trọng, tác động đến quá trình thay đổi nguyện vọng, giúp HS đặt được nguyện vọng tối ưu nhất.

Chn hc trưng công lp hay ngoài công lp?

“Chọn trường ĐH công lập hay ngoài công lập để theo đuổi ước mơ” là băn khoăn của nhiều HS lớp 12 hiện nay. Trước băn khoăn này, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng mỗi mô hình đào tạo dù công lập hay ngoài công lập đều có một thế mạnh riêng. Khi quyết định chọn trường ĐH công lập hay ngoài công lập, HS cần phải nhìn nhận ở nhiều yếu tố chứ không đơn giản là chỉ nhìn nhận ở hình thức đào tạo công lập hay ngoài công lập. “Các trường ĐH ngoài công lập có thế mạnh về cơ sở vật chất, đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên. Ngoài ra, các trường ĐH này còn đẩy mạnh nội dung chương trình giáo dục hướng đến tính trải nghiệm, gắn với doanh nghiệp, sát với sự phù hợp và mở rộng thêm cơ hội nghề nghiệp cho người học. Song, với những thế mạnh ấy, các trường ĐH đó có mức học phí cao hơn so với trường ĐH công lập”, ThS. Nguyễn Việt Thái (Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng) chia sẻ.

Từ chia sẻ này, ThS. Thái phân tích, để quyết định lựa chọn học ĐH công lập hay ngoài công lập, người học cần phải cân nhắc toàn diện ở nhiều mặt, từ chương trình đào tạo, môi trường học tập cho đến mức học phí để có thể theo được đường dài. Đặc biệt, một yếu tố quan trọng không kém đó là phải xét trên ngành học mà bản thân mong muốn theo học, đồng thời dựa vào năng lực học tập của bản thân. “Cùng một ngành nghề đào tạo nhưng mỗi trường ĐH sẽ phát triển theo những thế mạnh khác nhau. Đây cũng là yếu tố để các em cân nhắc lựa chọn trường ĐH. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là các em xác định được năng lực học tập của mình, tính toán kỹ với ngành mình muốn học, phân tích trường phù hợp. Và nhất là các em cần phải trả lời được câu hỏi trong tương lai mình mong muốn trở thành người như thế nào, bởi khi trả lời được câu hỏi này, các em sẽ có hướng đi thích hợp”, ThS. Thái cho biết.

Tương tự, ThS. Trần Nam (Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM) nhìn nhận, quyết định lựa chọn theo học trường ĐH công lập hay ngoài công lập không phải là câu chuyện thích học trường nào mà người học cần phải tìm hiểu thật kỹ về môi trường ĐH mình sẽ theo học. Hiện nay, các trường ĐH đều đào tạo theo hướng đa ngành, xuyên ngành. Tức là người học học một ngành nhưng khi ra trường có thể làm được nhiều nghề. Vì vậy, dù là ĐH công lập hay ngoài công lập thì đều tập trung trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng ngành nghề đáp ứng được với đòi hỏi của yêu cầu công việc và thích nghi được với nhiều ngành nghề khác liên quan.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng thành công của mỗi người sẽ không nằm ở tên ngôi trường ĐH mình theo học mà phụ thuộc vào chính khả năng chinh phục ngành học, trường học đó của người học. Do vậy, lựa chọn trường ĐH nào mới chỉ là bước khởi đầu cho hành trình chinh phục và theo đuổi ước mơ chứ chưa phải là đích đến. “Tên trường ĐH không phải là “kim bài miễn… thất nghiệp”, cũng không phải là thứ duy nhất để chinh phục nhà tuyển dụng. Nhìn nhận về trường hot, ngành hot đã không còn thực sự phù hợp trong bối cảnh giáo dục đa ngành như hiện nay. Các em hãy xác định được ngành học mình muốn theo đuổi, năng lực học tập của bản thân, điều kiện tài chính của gia đình để lựa chọn môi trường ĐH phù hợp nhất”, bà Nhi A lưu ý.

Đăng ký bao nhiêu nguyn vng thì phù hp?

Mùa tuyển sinh năm nay, kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức chính được các trường ĐH sử dụng làm phương thức xét tuyển trong đề án tuyển sinh của trường. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, khi sử dụng phương thức này để xét tuyển ĐH, HS được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, HS chỉ nên đăng ký tối đa 10 nguyện vọng, không nên đăng ký quá nhiều không chỉ gây lãng phí mà còn làm gia tăng tỷ lệ nguyện vọng ảo. “Đặt bao nhiêu nguyện vọng là đủ có lẽ là băn khoăn của nhiều HS hiện nay trước khi đặt bút làm hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trên thực tế, ở những mùa tuyển sinh trước, có nhiều HS đăng ký đến vài chục nguyện vọng để dự phòng vừa gây lãng phí cho bản thân và gia đình, vừa làm loãng trong quá trình đổi nguyện vọng, xác định nhập học”, TS. Vũ Quốc Huy (Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức) cho biết.

TS. Huy cho rằng khi đặt nguyện vọng, HS nên xác định rõ ngành học mình dự tính theo học, tìm hiểu liệt kê các trường ĐH có đào tạo ngành đó trong điều kiện năng lực học tập và tài chính của gia đình. Từ đó, việc đăng ký nguyện vọng sẽ được đặt theo thứ tự ưu tiên, trường nào thích nhất sẽ đặt làm nguyện vọng 1, kế đó là những nguyện vọng trường bớt yêu thích hơn. Nếu xác định rõ được điều này sẽ giúp các em hạn chế đăng ký các nguyện vọng không thích hợp.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho biết HS có cơ hội điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết kết quả thi, đồng thời các em còn cơ hội vào ĐH bằng nhiều con đường như điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, xét tuyển bằng học bạ… Do vậy, việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng thực sự không cần thiết. “Tối đa các em nên co kéo trong 10 nguyện vọng và cần tính toán trong từng nguyện vọng, đừng đăng ký cho có, đăng ký theo bạn bè, theo ngành hot hay trường hot. Hãy đảm bảo rằng từng nguyện vọng các em đăng ký đều đã được cân nhắc, tính toán kỹ cả về môi trường học tập, năng lực học tập, năng lực tài chính và sở thích, đam mê của bản thân”, bà Thảo nhắn nhủ.

Một lãnh đạo Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT TP.HCM) cũng nhìn nhận, HS cần tính toán thật kỹ trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng. Việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng có thể sẽ làm khó các em khi xếp thứ tự nguyện vọng ưu tiên, hay khi thay đổi nguyện vọng. Ngoài ra, số nguyện vọng đăng ký quá nhiều còn làm gia tăng tỷ lệ nguyện vọng ảo, từ đó tác động đến tâm lý HS khi thay đổi nguyện vọng… “Đặc biệt, năm nay HS được phép điều chỉnh nguyện vọng 3 lần sau khi có kết quả thi tốt nghiệp. Vì vậy, nếu đăng ký quá nhiều nguyện vọng có thể sẽ gây khó cho các em trong tính toán thay đổi, lựa chọn nguyện vọng tối ưu và phù hợp nhất”, vị này nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)