Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Tìm “huấn luyện viên” cho sếp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong lúc nền kinh tế đang đổ dốc như hiện nay, chi phí quản lý trở thành một yếu tố chủ chốt quyết định sự sống sót và tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo một kết quả khảo sát hồi cuối năm 2008 thực hiện tại Mỹ, dù vẫn đang cắt giảm lương thưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, vẫn có đến 58% công ty cho rằng họ đang bị thiếu hụt lực lượng chuyên gia cấp cao.

Vì thế, cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng khi sa thải và tuyển dụng nhân viên cao cấp. Có vài kỹ thuật đặc biệt, mà nhà lãnh đạo công ty nên lưu ý.

Tìm “huấn luyện viên”

Nên tìm đến sự cố vấn bên ngoài công ty để làm “huấn luyện viên” cho ban giám đốc vì lúc kinh doanh đang đối mặt với các vấn đề tài chính khó khăn như hiện nay, người trong cuộc dễ lâm vào thế bế tắc. Với kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, “huấn luyện viên” sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo công ty những khả năng như sau:

• Hiệu chuẩn lại hệ thống thước đo thành công của một doanh nghiệp.
• Đánh bóng lại phong thái lãnh đạo của ban giám đốc.
• Tái tổ chức những điều ưu tiên cần làm hiện nay.
• Lãnh đạo phòng ban một cách uy lực hơn.
• Định hướng cho một tương lai ổn định.

Thông thường, “huấn luyện viên” sẽ thiết kế hẳn một chương trình gọt tỉa cẩn thận dành cho tổng giám đốc hay cả cho ban giám đốc (tất nhiên phải tương thích với mục tiêu của tổ chức, đặc biệt là trong suốt giai đoạn thay đổi cấu trúc công ty). Không chỉ thế, “huấn luyện viên” còn hướng đến mục đích giúp đội ngũ nhân viên trong công ty làm việc hợp lý hơn với một vị giám đốc điều hành mới được “nâng cấp”. Cụ thể là:

• Làm rõ các yêu cầu mới từ sếp.
• Xây dựng các mối quan hệ chức năng.
• Thấu hiểu hơn những sắc thái văn hóa và trong tổ chức.
• Một hướng đi mới dành cho những người làm việc trong cách thức cũ hòa nhập kịp với môi trường mới.

Mô hình huấn luyện một – đối – một

Đầu tư vào việc phát triển “chất xám” là một quyết định chiến lược mang tính lâu dài và nó chỉ tỏ ra hiệu quả khi thực thi thông qua mô hình huấn luyện một – đối – một như sau:

• “Huấn luyện viên” gặp gỡ ban giám đốc và phòng nhân sự để thảo luận, đề ra những mục đích tiếp theo của quá trình phát triển doanh nghiệp và thống nhất một số mục tiêu cần thực hiện.

• “Huấn luyện viên” thu thập thông tin các cá nhân, dữ liệu công việc để sắp xếp thành những mục tiêu nhỏ hơn cùng những yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên lẫn cấp trên.

• Thực hiện quá trình đánh giá và phân tích hồi âm của những nhân viên cấp dưới trước sự chuyển đổi sắp xảy ra của công ty.

• Xây dựng một kế hoạch rõ ràng với khung thời gian cụ thể để thực hiện các mục tiêu đã chọn.

• Trong lúc thực thi kế hoạch, “huấn luyện viên” sẽ thường xuyên đánh giá kết quả đạt được của từng người, cả ban giám đốc lẫn nhân viên để điều chỉnh hoặc giữ nguyên các mục tiêu đổi mới.

Chọn lựa “huấn luyện viên”

Mọi công việc trên chỉ có thể diễn ra êm xuôi một khi chọn đúng bậc thầy thông thái. Một chuyên gia chỉ thật sự hiệu quả và phù hợp nhất khi đáp ứng những tiêu chí chất lượng sau đây:

• Từng trải và thấu hiểu những vấn đề riêng của doanh nghiệp và mối bận tâm của các chuyên gia cấp cao.

• Có trình độ chuyên môn sâu về quản trị doanh nghiệp hay khoa học ứng xử, ngoài khả năng đánh giá, phân tích kinh tế – tài chính.

• Có thâm niên hơn năm năm làm công việc huấn luyện, đào tạo cho các doanh nghiệp.

• Tinh thạo và hiểu biết rộng trong việc thay đổi tổ chức.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)