Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tìm lại hương vị cà phê xưa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chng ai nh rõ nhng chiếc vt pha cà phê xut hin khi nào, ch biết rng t khi ngưi Sài Gòn mê mn hương thơm nng nàn, quyến rũ ca cà phê thì cách thc pha cà phê bng vt đã hình thành. Và ngót nghét đã hơn na đi ngưi, quán cà phê Ba Lù – Bà Hu (đưng Phùng Hưng, qun 5) vn gi y nguyên cách pha đó.

Anh Chung Quc Hùng đang t m pha cà phê bng vt

1.Nằm lọt thỏm trong chợ Phùng Hưng, quán cà phê Ba Lù – Bà Huề đã có gần 70 năm ròng gìn giữ nét văn hóa tươi đẹp về cà phê cho Sài Gòn. Trong không gian không mấy rộng lớn, chỉ có vài cái ghế, cái bàn nhưng ngày nào cũng đông đảo các tầng lớp, lứa tuổi, từ những người lớn tuổi, thuộc tầng lớp lao động tự do cho đến những bạn trẻ, học sinh, sinh viên, viên chức. Có người đã nhiều năm cứ đúng giờ là có mặt, gọi duy nhất một cốc cà phê đen, chọn duy nhất một góc để ngồi đọc báo hay tán gẫu cùng bạn bè. Vậy mới hiểu cà phê đâu chỉ để uống, cà phê còn là nơi kết nối mọi người lại với nhau, từ những người xa lạ, họ cũng vì yêu thích hương vị, yêu thích lối pha cà phê xưa cũ này mà xích gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Vừa pha ly cà phê cho khách, anh Chung Quốc Hùng (chủ quán) tự hào kể: “Thương hiệu này là do cha tôi là ông Ba Lù tạo dựng. Ban đầu, ông bán cà phê dạo ở các vỉa hè, sau khi lập gia đình, có nhà cửa, ông quyết định bán tại nhà. Cũng nhờ quán cà phê này đã giúp ông nuôi được vợ và các con khôn lớn”.

Năm 2012, ông Ba Lù qua đời, quán cà phê được chị em anh Hùng tiếp tục lưu giữ. Dù quán bán rất đắt, đôi lúc không có chỗ ngồi nhưng gia đình anh Hùng không có ý định mở thêm chi nhánh. Anh Hùng nói: “Bán cà phê quan trọng nhất là chất lượng. Nếu mở thêm quán sợ mình làm không xuể, còn nếu thuê người thì sợ họ không hiểu cách pha, làm cà phê không còn đậm đà, cò mùi vị như ý khiến cho khách thất vọng, thương hiệu mất uy tín… nên chúng tôi quyết định không mở rộng kinh doanh”.

2.Với suy nghĩ đó mà mỗi ly cà phê của quán Ba Lù – Bà Huề đều được pha rất kỹ lưỡng. Khi có khách gọi, chị em anh Hùng lại nhanh tay chắt cà phê từ siêu đất nóng, rồi cho thêm đường cát hoặc sữa đặc theo yêu cầu. Chị Hòa (chị anh Hùng) bật mí: “Nước và lửa là hai yếu tố quan trọng trong lúc nấu cà phê, lửa phải giữ sao cho không quá lớn cũng không được nhỏ. Như vậy, khách mới cảm nhận được dư vị của cà phê”.

Ngưi Sài Gòn xưa yêu cà phê vt vì nhiu lý do. Nhưng có l t thói quen cũ, t tình yêu chưa bao gi ngưng đng đó đã khiến nhng chiếc vt ca quán cà phê này chưa bao gi đưc “thnh thơi”, quán vn hút khách mc dù có rt nhiu quán cà phê sang trng mc lên.

Có thể thấy xã hội ngày càng hiện đại, các hình thức kinh doanh cà phê cũng có nhiều thay đổi. Nhiều loại cà phê nổi tiếng thế giới du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng đến văn hóa cà phê của người Việt. Giới trẻ thích những ly cà phê với lớp bọt sữa có hoa văn bắt mắt có sử dụng máy pha cà phê, các kỹ thuật tạo hình trên ly cà phê. Khái niệm ngon với văn hóa thưởng thức mới ngày nay là không chỉ ngon về chất mà hình thức trình bày nhìn cũng phải thấy ngon thì mới hút khách. Nhưng với những bạn trẻ thích khám phá thì ngồi quán cóc, uống ly cà phê pha vợt là một điều thú vị. Em Trần Thanh Quang (lớp 10A16, Trường THPT Phạm Phú Thứ, Q.6) chia sẻ: “Bây giờ cuộc sống của mọi người đã được nâng cao, quá trình đô thị hóa đã làm cho TP ngày một hiện đại. Hình ảnh ngồi quán cóc nhâm nhi ly cà phê, trò chuyện cùng bạn bè có lẽ ít được bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, khi ngồi trong không gian này, em cảm nhận được điều đó vừa cổ vừa lạ nên không chỉ em mà những bạn đã đi một lần đều thích thú và tìm đến”.

3.Hiện nay, ở Sài Gòn vẫn tồn tại vài quán cà phê pha vợt nhưng kèm thêm rang cà phê bằng củi thì quả là hiếm hoi, dường như chỉ còn có quán của ông Ba Lù – Bà Huề còn làm, điều đó đã góp phần tạo nên sự khác biệt cho quán. Nếu trước đây, 2 tuần quán rang có 3 chảo thì nay, mỗi tuần rang 3 chảo. Điểm đặc biệt là rang bằng thủ công, bằng củi. Chiếc chảo được chị em anh Hùng đặt, mỗi lần rang chứa khoảng 30kg cà phê. Anh Cam Trung Nghĩa (anh rể anh Hùng) cho biết công việc của mình là rang cà phê, tính đến nay đã gần 40 năm. Để cà phê không bị khét, người rang phải đảo đều, xoay chiếc chảo liên tục. Bỏ thêm bơ, rượu đế để hạt cà phê thơm, có mùi đặc trưng.

Khi được hỏi sao không sử dụng máy móc cho đỡ cực, anh Nghĩa bảo, như vậy cà phê không những không ngon, không làm hài lòng thực khách.

Vừa nhâm nhi ly cà phê sữa đá, vừa đưa mắt nhìn người đàn ông mồ hôi nhễ nhại đang tâm huyết với mẻ cà phê, Bùi Anh Sơn (sinh viên năm nhất, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: “Mỗi tuần em đến đây 5, 6 lần để thưởng thức cà phê pha bằng thủ công của quán. Em là người “đạo” cà phê nên loại nào em cũng đã từng thử qua từ những quán bình dân cho đến sang trọng. Tuy nhiên, không ở đâu bằng ở đây vì tạo cho em cảm giác gần gũi, thoải mái hơn bao giờ hết”.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)