Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học

Tạp Chí Giáo Dục

Ngoài vic khó tuyn dng, tuyn hoài không đưc, nhiu trưng tiu hc ti TP.HCM còn đng trưc ni lo không gi chân đưc giáo viên tiếng Anh, tin hc hin có do chế đ chính sách, tin lương không tương xng vi khi lưng công vic, trình đ


Hin nay TP.HCM đang xây dng đ án thu hút giáo viên tiếng Anh, tin h bc tiu hc

Tuyn đã khó, gi còn khó hơn

Hai năm nay, dù Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học triển khai đến khối lớp 3, 4 với môn tiếng Anh, tin học là môn học bắt buộc trong chương trình; tuy nhiên, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) vẫn phải chi trả chế độ đứng lớp từ tiết thứ nhất đến tiết thứ 23 cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh, tin học.

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) cho biết, theo quy định của Bộ GD-ĐT, khi tin học và tiếng Anh là môn học bắt buộc được giảng dạy từ khối lớp 3 thì mỗi giáo viên có định mức là 23 tiết/tuần. Chỉ khi nào giáo viên dạy vượt định mức mới được tính tiền phụ trội. “Nếu áp dụng theo cách thức này cho môn tiếng Anh, tin học thì rất khó giữ chân được đội ngũ giáo viên hiện có. Vì khối lượng công việc nhiều, đồng lương được chi trả rất ít. Giáo viên sẽ bỏ việc để giảng dạy ở các trung tâm hoặc trường tư thục… Tuyển dụng đã khó, khi đã có đội ngũ giáo viên rồi thì phải tìm cách giữ chân. Do vậy, dù thực hiện chương trình mới nhưng 2 năm nay nhà trường luôn cân đối nguồn thu, chi để chi trả cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh, tin học từ tiết đầu tiên để các thầy cô ổn định đời sống, gắn bó với nhà trường”, cô Chi thẳng thắn nói.

Tương tự, hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn Q.4 cho biết hai năm nay khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học triển khai tới khối lớp 3, 4, nhà trường luôn “đau đầu” tìm cách giữ chân đội ngũ giáo viên tiếng Anh, tin học nhằm đảm bảo có giáo viên đứng lớp cho 2 khối lớp này.

Vị hiệu trưởng phân tích, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc tiểu học quy định tiếng Anh và tin học là hai môn học bắt buộc từ năm lớp 3. Do đó, chỉ từ tiết thứ 24 trở đi giáo viên mới được tính thù lao giảng dạy. Trong khi đó, nếu là giáo viên thỉnh giảng hợp đồng thì ngay tiết thứ nhất đã được chi trả chi phí đứng lớp. “Thực tế ở nhiều trường học, tình trạng “chảy máu giáo viên tiếng Anh, tin học” đã diễn ra vì khối lượng công việc quá nhiều nhưng mức lương lại quá bèo bọt. Nhiều giáo viên tiếng Anh đã chấp nhận rời trường công để ra trường tư giảng dạy hoặc giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ. Thậm chí, chấp nhận rời biên chế để xin hợp đồng thỉnh giảng. Trong hai năm nay, để giữ chân giáo viên tiếng Anh, tin học, nhà trường cố gắng “co kéo” từ nhiều nguồn để có kinh phí chi trả cho đội ngũ này khi đứng lớp khối 3, 4 ngay từ tiết thứ nhất. Tuy vậy, về lâu dài khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai đến khối lớp 5, nếu thành phố không có cơ chế phù hợp thì ngay cả việc giữ chân giáo viên tiếng Anh là rất khó chứ đừng nói đến tuyển dụng được”, vị hiệu trưởng này nhấn mạnh.


Sp ti, giáo viên nhiu môn s đưc ngành giáo dc thành ph tp hun, bi dưng đ ging dy môn tiếng Anh, tin hc

Ông Hà Thanh Hải (Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.7) chia sẻ, giáo viên tiếng Anh tiểu học phải thực hiện số tiết nghĩa vụ là 23 tiết/tuần. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định, dạy tiếng Anh từ khối lớp 3 là bắt buộc, giáo viên giảng dạy nhưng không được chi trả chi phí, mà chỉ hưởng lương nghĩa vụ. “Giáo viên tiếng Anh đang thiếu, hàng năm tuyển dụng rất khó. Khi đã tuyển dụng được lại phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn với đồng lương không tương xứng. Nếu không có cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù của TP.HCM thì với cách thức tiền lương, chế độ chính sách hiện nay có thể sẽ không thể tuyển được giáo viên tiếng Anh, thậm chí khó có thể giữ chân được đội ngũ hiện có. Vì thế, điều cấp thiết hiện nay là thành phố cần có hướng dẫn, hướng mở để giúp các trường giữ chân đội ngũ giáo viên tiếng Anh hiện có và tuyển được giáo viên mới”, ông Hải kiến nghị.

Tn dng ngun giáo viên hin có đ gii bài toán thiếu giáo viên

Ông Trịnh Vĩnh Thanh (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp) nêu thực trạng, giáo viên nhiều môn ở bậc tiểu học trên địa bàn quận không thiếu, thậm chí khi thực hiện tinh giản biên chế theo quy định sẽ dư thừa. Tuy nhiên, giáo viên đơn môn như tiếng Anh, tin học, mỹ thuật, âm nhạc thì lại thiếu và rất khó tuyển; khi tuyển dụng được lại khó giữ chân vì thu nhập chưa tương xứng.

Ông Thanh kiến nghị, ngành giáo dục thành phố nên tính đến việc đưa giáo viên nhiều môn đi tập huấn, bồi dưỡng để phụ trách giảng dạy các bộ môn khó tuyển như tiếng Anh, tin học. Điều này vừa đảm bảo có nguồn giáo viên sẵn có để đứng lớp giảng dạy các bộ môn lâu nay vẫn không tuyển được, vừa giúp nhà trường thực hiện tinh giản biên chế, tránh lãng phí lực lượng giáo viên nhiều môn, đồng thời đảm bảo chất lượng giảng dạy…

Ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) thừa nhận, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thành phố thiếu giáo viên tiểu học, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh, tin học là chính sách thu hút, hỗ trợ giáo viên chưa giúp thầy cô có cuộc sống đảm bảo, nhất là thầy cô ngoại tỉnh.

Ông Quốc cho biết, hiện Sở GD-ĐT TP.HCM đang xây dựng đề án thu hút giáo viên tiếng Anh, tin học ở bậc tiểu học, tuy nhiên do vướng một số quy định nên chưa thông qua được. “Thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục tham mưu để thông qua đề án, một mặt sẽ xây dựng thêm nhiều chính sách khác thu hút giáo viên, đồng thời sẽ tính đến việc đưa giáo viên nhiều môn hiện có đi tập huấn, bồi dưỡng để phụ trách giảng dạy các môn khó tuyển dụng hiện nay”, ông Quốc cho hay.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)