Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tìm người đào tạo tại doanh nghiệp: quá khó!

Tạp Chí Giáo Dục

Theo đi din các trưng ngh, hin nay tìm doanh nghip đ phi hp đào to đã khó, tìm cán b đào to ti doanh nghip tâm huyết, có chuyên môn gn bó lâu dài còn khó hơn bi nhiu lý do, trong đó có chế đ đãi ng chưa tương xng và nghip v còn hn chế

Sinh viên Trưng CĐ Kinh tế – K thut TP.HCM thc hành ti doanh nghip

Cán bộ quản lý, kỹ thuật viên được doanh nghiệp phân công làm công tác đào tạo thường làm việc trong tâm thế bị ép, có tâm lý làm cho xong dẫn đến chất lượng đào tạo kém. Ngược lại, những người được đánh giá có chuyên môn cao, mong muốn được tham gia đào tạo thì lại thiếu kỹ năng sư phạm, yếu kỹ năng mềm như giao tiếp, kiểm soát xung đột, kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông… để hỗ trợ người học.

Ông Hoàng Thái Sơn (Vụ Đào tạo chính quy thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) nêu thực trạng: Những người làm công tác đào tạo tại doanh nghiệp chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư có tay nghề cao được doanh nghiệp phân công làm công tác hướng dẫn thực tập cho người học chưa có nhiều hoạt động thực hành. Trong số này có không ít người thiếu kỹ năng sư phạm, năng lực dẫn dắt người học yếu…

Trong khi đó, lãnh đạo một trường CĐ chuyên đào tạo các ngành nghề kỹ thuật thẳng thắn cho biết: Hiện có không ít doanh nghiệp hợp tác đào tạo với trường theo hình thức chứ chưa chú trọng đến chất lượng. Việc họ cử cán bộ đào tạo có chuyên môn yếu, không sẵn sàng chia sẻ kiến thức, thiếu kinh nghiệm dẫn dắt sinh viên thực hành là minh chứng cho điều đó.

Từ thực trạng trên, công tác định hướng phát triển đội ngũ làm công việc đào tạo tại doanh nghiệp được các trường nghề đặc biệt quan tâm và đề xuất cần chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng; xây dựng tiêu chuẩn nghề, các chuẩn có liên quan trong giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp; tăng cường sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động; thành lập hội đồng kỹ năng ngành một số lĩnh vực ưu tiên với sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp…  Ông Đinh Trường Việt (Trưởng phòng Kỹ thuật và Sản xuất, Công ty TNHH Ishisei) cho rằng cán bộ đào tạo có năng lực tại doanh nghiệp là trụ cột trong công tác đào tạo phối hợp với nhà trường. Từ sự tận tình hướng dẫn của họ, người học mới nâng cao kiến thức, kỹ thuật và kỹ năng thực hành trong điều kiện thực tế. Trong mỗi giai đoạn đào tạo, người hướng dẫn phải có trách nhiệm liên lạc với giáo viên của trường phối hợp để trao đổi, qua đó giúp người học làm quen với quy trình làm việc, tiêu chuẩn an toàn lao động và hướng dẫn kỹ thuật.

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Thắng (Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Lắp máy Trung Nam) khẳng định trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân của cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp chính là cơ sở để hướng dẫn thành công người học. Trong quá trình đào tạo, cán bộ đào tạo và giáo viên của trường phải thường xuyên kết nối, trao đổi – điều này giúp cải thiện sự phối hợp và gắn kết lâu dài.

Ở góc nhìn nhà trường, ông Lê Tuyên Giáo (Khoa Cơ khí, Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2) cho biết cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp phải qua các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm bởi các chuyên gia quốc tế và giáo viên nòng cốt trong thời gian nhất định theo định hướng thực hành dựa trên tiêu chuẩn cho cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp của các nước ASEAN cũng như quy định đào tạo của Đức. Theo ông Giáo, người làm công tác đào tạo tại doanh nghiệp phải có ít nhất 3 năm làm việc trong nghề nghiệp tương ứng ở bộ phận kỹ thuật, sản xuất của doanh nghiệp; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, gắn kết lâu dài với doanh nghiệp và đặc biệt là hiểu về chương trình đào tạo cũng như yêu cầu kết quả đào tạo.

Tiêu chun cán b đào to ti doanh nghip

Từ năm 2015, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã xuất bản tài liệu Tiêu chuẩn về cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp đối với các nước ASEAN và được phê chuẩn trong Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cao cấp về giáo dục năm 2017. Theo đó, tài liệu được xây dựng bởi 60 chuyên gia đến từ 6 nước thành viên ASEAN, cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia GIZ. Tài liệu không thuộc về bất cứ một đơn vị cụ thể nào mà được sử dụng nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp trong khu vực. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam cũng nằm trong Ban chỉ đạo khu vực về Tiêu chuẩn cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp đối với các nước ASEAN. Tiêu chuẩn này như là một giải pháp để gắn kết cung cầu thị trường lao động – tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong việc phát triển lực lượng lao động có tay nghề. Thông qua hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp và sự hợp tác chặt chẽ hơn với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có thể tự đáp ứng nhu cầu của mình về người lao động có tay nghề, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, định hướng thị trường lao động tại Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.

T.Anh

Sinh viên thc hành trên dây chuyn sn xut cháo tươi và xut khu cá hi ti Công ty c phn Sài Gòn Food

Thực tế, nhiều doanh nghiệp và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp không mặn mà tham gia đào tạo nghề với nhà trường vì chính sách, cơ chế và quyền lợi chưa rõ ràng. Để tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, ông Hoàng Thái Sơn cho biết Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có dự thảo về “Người hướng dẫn trong các chương trình liên kết, đặt hàng đào tạo” (thay thế Nghị định số 48/ 2015/NĐ-CP). Theo đó, người hướng dẫn là cử nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao trong doanh nghiệp được người đứng đầu đơn vị cử tham gia. Trong thời gian hướng dẫn thực hành, thực tập cho người học tại doanh nghiệp, người hướng dẫn hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp khác (nếu có) của doanh nghiệp và thù lao giảng dạy do cơ sở giáo dục nghề nghiệp chi trả theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo hoặc hợp đồng đặt hàng đào tạo. “Quan trọng hơn hết là tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về công tác đào tạo trong doanh nghiệp”, ông Sơn nhấn mạnh.

T.Tri

Bình luận (0)