Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Tìm ra nguyên nhân gây dẫn đến cuộc Đại Tuyệt chủng trên Trái đất

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Núi lửa phun trào hàng loạt tại Siberia gây nên cuộc Đại Tuyệt chủng trên Trái đất là giả thuyết đang nhận được rất nhiều sự tán thành từ giới khoa học.
Đại Tuyệt chủng là một sự kiện diễn ra vào kỷ Permian, cách đây 250 triệu năm. Các nhà khoa học tin rằng sự kiện này đã cướp đi sinh mạng của 90% sinh vật trên Trái đất.
Những bằng chứng thu được từ các mẫu hóa thạch có thể cho biết về giống loài và thời gian chúng bị tuyệt chủng nhưng không thể nói lên sự kiện này đã diễn biến ra sao.
Hoạt động núi lửa dẫn đến cuộc Đại Tuyệt chủng lớn nhất lịch sử.
Hoạt động núi lửa dẫn đến cuộc Đại Tuyệt chủng lớn nhất lịch sử.
Mới đây, các nhà khoa học ở Mỹ đã đưa ra giả thuyết lớn nhất để lý giải cho cuộc Đại Tuyệt chủng. Đó là sự hoạt động hàng loạt của các núi lửa tại vùng Siberia.
Vào đại cổ sinh Paleozoic, Trái đất có hai lục địa lớn là Laurasia và Gondwana. Cho đến cuối đại cổ sinh này, tức là kỷ Permi, lớp vỏ Trái đất vẫn biến động dữ dội, các mảng thạch quyển khổng lồ rung chuyển, nứt vỡ, di chuyển và va vào nhau. Hai lục địa dần hợp nhất thành siêu lục địa Pangaea (lục địa duy nhất trên Trái đất khi đó). Tất cả những biến đổi này gây ra một cú va chạm khủng khiếp, gây nứt vỡ hàng loạt, dẫn đến lượng dung nham khổng lồ phun trào lên mặt đất.
Lượng dung nham khổng lồ tuôn chảy khắp hành tinh và bụi núi lửa phủ kín bầu trời, khiến không khí trở nên nóng hơn. Còn ở phía dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi và hàng loạt hệ sinh thái biến mất. Chuối phản ứng dây chuyền do sự dịch chuyển thạch quyển đã gây ra cuộc đại tuyệt chủng thảm khốc nhất lịch sử Trái Đất.
Theo bộ phim tài liệu: “Mass Extinction: Life at the Brink” của kênh truyền hình Smithsonian, lượng dung nham sinh ra từ các vụ phun trào này đủ để bao phủ toàn bộ diện tích Hoa Kỳ với độ dày khoảng 305m.
Thế nhưng dung nham núi lửa không phải là nguyên nhân chính gây ra tuyệt chủng. Núi lửa phun trào giải phóng một lượng lớn khí CO2, gây ra biến đổi khí hậu và giết chết gần như mọi sinh vật sống trên Trái đất.
Núi lửa phun trào gây ra biến đổi khí hậu và giết chết gần như mọi sinh vật sống trên Trái đất.
Núi lửa phun trào gây ra biến đổi khí hậu và giết chết gần như mọi sinh vật sống trên Trái đất.
CO2 là một chất khí giữ nhiệt. Với hàng nghìn tỷ tấn CO2 được thải vào khí quyển trong các vụ phun trào, Trái đất sẽ nóng lên theo thời gian. Nhiều loài động vật sống trên mặt đất sẽ không thể thích ứng với việc gia tăng nhiệt độ trong thời gian ngắn như vậy.
Ngoài ra, các đại dương sẽ hấp thụ nhiều của CO2 dư thừa trong không khí. Khi CO2 hòa trộn với nước, một phản ứng hóa học xảy ra làm cho nước biển chuyển từ mặn sang chua.
Hiện tượng này được gọi là quá trình axit hóa đại dương, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho một số loài động vật biển, ví dụ như san hô. Nước bị axit hóa ngăn cản san hô hoàn thành các quá trình hóa học để loài động vật này xây dựng lớp vỏ bảo vệ làm từ canxi. Ngày nay, ở vùng Siberia vẫn còn tồn tại khu vực bao phủ bởi các núi đá lửa với diện tích lên đến 2 triệu km vuông.
Các chuyên gia hi vọng rằng, từ nghiên cứu này họ có thể tìm ra được nhiều bằng chứng về diễn biến của cuộc Đại Tuyệt chủng này trong quá khứ.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)