Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Tìm thấy 2 hành tinh “song sinh” khác Hệ Mặt trời

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Với cặp hành tinh "song sinh" 2MASS 0249 c và Beta Pictoris b, kịch bản tìm thấy một bản sao trái đất ngoài vũ trụ hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.
Hành tinh mới này giống y đúc một hành tinh đã được biết đến khá lâu trước đây, Beta Pictoris b, từ kích thước, độ sáng đến các dữ liệu quang phổ.
Hành tinh vừa được phát hiện là bản sao hoàn hảo của một hành tinh đã được biết đến trước đỏ
Hành tinh vừa được phát hiện là bản sao hoàn hảo của một hành tinh đã được biết đến trước đỏ 
Nói cách khác, chúng là một cặp "song sinh" không thể phân biệt. Điều lạ lùng là 2 hành tinh này ở rất xa nhau, thuộc về 2 hệ mặt trời khác. Trong khi ngôi sao mới xuất hiện thuộc về hệ mặt trời có sao chủ là cặp sao lùn nâu 2MASS J02495639-0557352AB, hành tinh Beta Pictoris b đã biết trước đó quay quanh ngôi sao mang tên Beta Pictoris.
Cả hai đều là hành tinh khí khổng lồ ước tính khối lượng khoảng 11,6 lần Sao Mộc và ở rất xa ngôi sao trung tâm của chúng. Các nhà khoa học cũng xác định chúng đích thực là anh em, cùng sinh ra từ một "vườn ươm sao".
"Vườn ươm sao" là thuật ngữ chỉ đám mây phân tử với khối lượng có thể nhỏ hơn mặt trời của chúng ta nhưng có thể lớn gấp 1.000-100.000 mặt trời. "Vườn ươm sao"có thành phần chủ yếu là H2, giống như một chiếc nôi tạo ra và nuôi lớn những ngôi sao sơ sinh, được vây xung quanh bởi các ngôi sao già hơn.
Hành tinh mới được phát hiện (khoanh tròn đỏ) qua ống kính thiên văn
Hành tinh mới được phát hiện (khoanh tròn đỏ) qua ống kính thiên văn 
Điểm khác biệt là chúng hiện sống trong 2 môi trường rất khác nhau. Cặp sao lùn nâu mà hành tinh mới phát hiện quay quanh rất mờ nhạt, chỉ sáng bằng 1/2.000 mặt trời. Trong khi đó, ngôi sao chủ của hành tinh đã được biết đến từ lâu sáng gấp 10 lần mặt trời.
Ngoài ra, tiến sĩ Kaitlin Kratter (Đại học Arizona) cho biết cặp "song sinh" này được hình thành trong những điều kiện khá bất công: trong khi Beta Pictoris b lớn lên từ những hạt bụi thì 2MASS 0249c có vẻ hình thành từ những gì còn lại sau "cái chết"của một đám mây khí khổng lồ.
Khác biệt này làm cho sự quan sát hành tinh được tìm thấy trước – Beta Pictoris b – từ phía trái đất dễ dàng hơn rất nhiều. Beta Pictoris b là hành tinh có tuổi đời lên đến 20 triệu năm.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ nhiều trạm quan sát: Kính viễn vọng Canada-Pháp-Hawaii. Đài thiên văn W. M. Keck, Đài thiên văn Apache Point đều được đặt trên lãnh thổ Mỹ. Công trình vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomical Journal.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)