Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tìm thấy di cốt người tiền sử tại Gia Lai

Tạp Chí Giáo Dục

Ðó là kết luận bước đầu của đoàn khai quật thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam sau hơn một tháng phối hợp Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức khai quật ba cụm di chỉ tại ba địa điểm thuộc xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 61 hiện vật đá với các loại hình phát vật cuốc, rìu, bôn hình răng trâu, bàn mài, hòn ghè, chày nghiền, hạch đá… ngoài ra còn có hàng chục nghìn mảnh gốm thô và mảnh tước làm từ đá Pha-na-tíc, Ô-pan và Si-lít.

Các nhà khảo cổ bước đầu nhận định đây có thể là một trung tâm chế tạo rìu có vai và bôn hình răng trâu có tầm ảnh hưởng rộng ở bắc Tây Nguyên. Ðặc biệt, trong đợt khảo sát này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và tìm thấy mộ táng ở tầng ngầm suối Ia Mơ, mà theo các nhà khảo cổ đây là lần đầu tìm thấy di cốt người tiền sử trong mộ chum lớn bằng gốm với nhiều xương, 18 chiếc răng người cùng đồ tùy táng gồm đồ trang sức, các loại đồ gốm chế tác tinh xảo.

Những tư liệu trên cho biết thêm một táng thức của cư dân tiền sử, góp phần giải mã bí ẩn về chủ nhân của các nền văn hóa cổ ở Gia Lai.

Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai, theo đánh giá của Viện Khảo cổ, có 30 di chỉ được tìm thấy. Trong số này, có sáu di chỉ đã được khai quật, trong đó Biển Hồ và Trà Dom là di chỉ cư trú và mộ táng; thôn Bảy, Tai-Pê, làng Ngo và Ia Mơ là di chỉ xưởng chế tác.

Theo Hà Nội mới

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)