Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Tìm thấy hệ hành tinh mới chứa 3 “siêu Trái Đất”

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học mới phát hiện ra một hệ hành tinh mới chứa 3 "siêu Trái Đất" và một khối khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao gần đó có tên HD 219134.
Theo tin tức trên Sci-news, sử dụng máy quang phổ HARPS-N của kính thiên văn Italian Telescopio Nazionale Galileo tại đài quan sát Roque de los Muchachos (quần đảo Canary, Tây Ban Nha), các nhà thiên văn học đã phát hiện ra ba "siêu trái đất" và một khối khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao gần đó có tên HD 219134.
Theo các chuyên gia, “siêu trái đất” là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, giống và có kích thước gấp từ 1 – 10 lần Trái đất. Chúng có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.
HD 219134 còn được gọi là HR 8832 là một ngôi sao lùn có độ lớn thứ 5 nằm trong chòm sao Cassiopeia, cách chúng ta 21 năm ánh sáng. Ngôi sao này lạnh hơn một chút so với Mặt Trời và nhẹ hơn khối lượng của nó. Điều đặc biệt là chúng ta hoàn toàn có thể quan sát ngôi sao này bằng mắt thường.
Hệ thống hành tinh HD 219134 bao gồm một hành tinh khổng lồ bên ngoài và 3 "siêu Trái Đất" bên trong. Một "siêu Trái Đất" có tên HD 219134b gấp khoảng 4.5 lần khối lượng của Trái Đất và lớn hơn 1.6 lần. Nó quay quanh ngôi sao chính theo chu kỳ 3 ngày 1 lần.
Tìm thấy hệ hành tinh mới chứa 3 "siêu Trái Đất"
Các nhà khoa học đang tiếp tục tìm hiểu về hệ mới gồm 3 'siêu Trái Đất' này.
Hành tinh này có mật độ tương tự như Trái Đất và là hành tinh gần nhất được biết đến trong hiện tại. Các nhà thiên văn học dự đoán rằng hành tinh cực nóng này có thể có đá và một phần bề mặt nóng chảy với các hoạt động địa chất, bao gồm cả núi lửa.
"Trong khu vực bên trong, ngoài hành tinh kể trên ra còn có một hành tinh có trọng lượng gấp 2.7 lần Trái Đất quanh quanh ngôi sao HD 219134 tong 6.8 ngày và một hành tinh nặng gấp 8.7 lần khối lượng Trái Đất có quỹ đạo 46.8 ngày. Nếu tình cờ hai hành tinh này cùng thuộc một cấu hình đồng phẳng với hành tinh bên trong thứ 3, HD 219134b thì cả "gia đình" 3 siêu Trái Đất này có thể sẽ đi qua nhau", các nhà khoa học cho biết.
Theo thành viên nhóm nghiên cứu, giáo sư Stéphane Udry đến từ Đại Học Geneva, Switzerland, vệ tinh CHEOPS của ESA sẽ cung cấp các công cụ hoàn hảo cho việc quan sát trong tương lai, giúp nắm bắt được quá trình di chuyển tiềm ẩn của các hành tinh.
Hệ HD 219134 cũng bao gồm một hành tinh loại sao Thổ cỡ nhỏ 2.1 đơn vị thiên văn. Nó quay quanh ngôi sao chính với chu kỳ nhiều hơn 3 năm. "Hệ thống này gợi nhớ đến hệ Mặt Trời của chúng ta với các hành tinh nhỏ bên trong và một khối khí bên ngoài. Chắc chắn, hệ mới này sẽ nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của cộng đồng thiên văn học", các nhà khoa học nói.
HT (theo khoahoc.tv)
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)