Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tìm về nơi hội tụ của những giá trị văn hóa, con người Sài Gòn – Gia Định

Tạp Chí Giáo Dục

Trong mt nghiên cu viết v đa chí vùng đt Nam b xưa, nhà nghiên cu Nguyn Đình Tư đã đưa ra nhiu thông tin, c liu lch s v quá trình di dân ca nhng ngưi đu tiên đt chân đến vùng Gia Đnh, hình thành và phát trin vùng đt Hóc Môn vi nhng đc trưng ca con ngưi Nam b, to nên nhng giá tr mang yếu t lch s, truyn thng, văn hóa, đưc các thế h gìn gi, vun bi, phát huy mnh m thành giá tr ca tim năng, ngun lc phát trin.

Vùng đt có b dày truyn thng, văn hóa, lch s

Trong những công trình, nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư và các chuyên gia, đều khẳng định lịch sử tên gọi của Hóc Môn là địa danh có từ đầu tiên của vùng đất Gia Định, Nam bộ. Từ thời nền hành chính cai trị của Nguyễn Hữu Cảnh xác định nước ta chỉ khai khẩn, mở đất được tới vùng Gia Định và Đồng Nai. Địa giới hành chính vùng Gia Định mới chỉ đến Tây Ninh ngày nay, ở phía bên này bờ sông Vàm Cỏ Đông. Tương tự, vùng bên này sông Xoài Rạp, Cần Giờ bây giờ là của Gia Định. Lúc đó Nguyễn Hữu Cảnh thành lập phủ Gia Định (theo nghĩa chữ Hán, Gia là mở thêm, Định là bình định. Bình định một vùng đất mới được mở thêm). Gia Định có hai huyện: Tân Bình và Phước Long (Biên Hòa ngày nay). Vùng Tân Bình có 2 tổng là Dương Hòa và Tân Long. Dương Hòa là Hóc Môn, bao gồm vùng đất dọc bờ sông Sài Gòn phía bên này. Những nhóm cư dân đầu tiên của Nam bộ định cư ở vùng Hóc Môn.

Thời kỳ đầu của những đợt di dân từ miền Trung vào, ngoài thành phần dân nghèo, còn có một số tù nhân đang bị giam cầm. Chúa Nguyễn có chủ trương thả tự do cho những tù nhân nào tự nguyện xin vào miền Nam khai phá, làm ăn. Những người này đều là những anh hùng hảo hán, ngang dọc nhất xứ miền Trung. Họ có tính cách nóng nảy, cương trực, không phải là sẵn sàng ra tay với nhau liền. Nhưng họ có cái tính hay là không thù hằn nhau, không để tâm, để bụng chuyện gì, xong rồi là bắt tay nhau, huề. Tính cách này hình thành nên con người Hóc Môn sau này rất cương trực, biết lẽ phải – trái, sẵn sàng bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai trái, cái vô đạo lý. Do đó, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, người dân Hóc Môn đã đứng lên đầu tiên chống lại. Điển hình có Nguyễn Văn Quá, Phan Văn Hớn… đã lãnh đạo dân chúng nổi dậy, trừng trị bọn tay sai, trong đó có Phủ Ca. Thời điểm đó là gần Tết. Nhưng do lực lượng của ta yếu, Pháp đưa quân lính từ Sài Gòn lên đàn áp, bắt được 2 ông, đưa ra chém đầu. Từ đó trở đi, truyền thống cách mạng của người dân vùng Hóc Môn cứ tiếp nối. Sau này khi mới thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, Hóc Môn là đầu tiên với những đảng viên kiên trung bám đất, giữ làng, cùng nhân dân đấu tranh cách mạng. Thời gian sau, Xứ ủy Nam Kỳ cũng nằm ở Hóc Môn. Người dân Hóc Môn nổi tiếng là yêu nước, yêu chuộng chính nghĩa, không sợ khó khăn, gian khổ. Gặp đất nước bị lâm nguy là đứng ra chống lại kẻ thù, khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, rồi cướp chính quyền ở Sài Gòn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (người dân Hóc Môn kéo về Sài Gòn biểu tình, cướp chính quyền), Nam bộ kháng chiến đều bắt đầu từ Hóc Môn.

ng ti tr thành đô th sinh thái ca TP.HCM

Từ những cứ liệu lịch sử nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển vùng đất Hóc Môn – Gia Định, nhiều nhà khoa học lịch sử có chung một quan điểm, Hóc Môn chính là trung tâm phát triển của vùng Sài Gòn – Gia Định trong những thập niên đầu của thời khẩn hoang. Trong đó, công nghiệp, thương mại, kinh tế nông nghiệp, làng nghề, hàng hóa nông sản truyền thống (vùng trồng đồ hàng bông, thuốc lá, trầu cau, tầm vông, trúc…) cung cấp cho cả vùng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng không chỉ tạo ra giá trị hàng hóa thúc đẩy cho lưu thông, buôn bán, mà còn định hình, truyền giữ nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt (hát đối giao duyên ngày mùa, hội đình, lễ kỳ yên, hái lộc), tập tục canh tác (vần đổi công, tát đìa…). Không gian văn hóa đình làng, các làng nghề truyền thống, chợ đầu mối, làng, ấp yên bình sau những rặng trúc, rặng tầm vông, xe thổ mộ…, đã tôn giữ cho giá trị truyền thống, tính cách, văn hóa con người Hóc Môn. Giữ được những giá trị này chính là truyền giữ và tôn lên thành một tiềm năng, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của vùng đất Hóc Môn thời hội nhập phát triển hiện nay.

Tại Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống, khơi dậy tiềm năng xây dựng huyện Hóc Môn trở thành đô thị sinh thái của TP.HCM”, do UBND huyện Hóc Môn phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ tổ chức mới đây, đã có 60 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học gửi về. Trong đó có nhiều bài viết về chủ đề giá trị nhân văn và nguồn lực con người; văn học nghệ thuật và văn hóa truyền thống; những tiềm năng, lợi thế phát triển vùng đất Hóc Môn. Trong đó, nhấn mạnh đến yêu cầu bảo tồn, phát huy di sản trong thời hội nhập, phát triển hiện nay, cần nhất là sự quan tâm, tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ người dân Hóc Môn hôm nay hiểu được giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử vùng đất Nam bộ, Hóc Môn qua việc tái hiện lại không gian văn hóa, cuộc sống, sinh hoạt của người dân Hóc Môn ở một số vùng mang tính đặc thù. Có thể là bắt đầu từ tái hiện khung cảnh của Bà Điểm – 18 Thôn Vườn Trầu với các làng quê Tiền Lân, Hậu Lân, vườn trầu, vườn cau, mô hình cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, các hội nghị của Trung ương Đảng, các cuộc họp của Xứ ủy Nam Kỳ, các làng đương giỏ trạc Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, làng hoa Nhị Bình, các công binh xưởng chế tác tầm vông, rèn giáo mác, dụng cụ sản xuất, các hầm hào chứa vũ khí, dụng cụ y tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Việc phục dựng những không gian văn hóa, lịch sử, truyền thống này không chỉ tạo ra giá trị phát triển kinh tế du lịch, mà còn góp phần giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau hiểu hơn về vùng đất và con người Hóc Môn.

Nhà báo Phm Hoài Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)