Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Tìm việc thời khủng hoảng

Tạp Chí Giáo Dục

Các bạn trẻ xin việc tại một hội chợ việc làm ở TP.HCM – Ảnh tư liệu

Kinh tế khủng hoảng khiến nhiều người nản chí và bi quan khi đi tìm việc. Nếu bạn là một trong số đó, hãy tham khảo những lời khuyên sau của các chuyên gia nhân sự. Chúng sẽ giúp bạn lạc quan và sớm tìm việc thành công.

Lờ đi những thống kê về tỉ lệ thất nghiệp

Dù nền kinh tế có giảm sút đến đâu vẫn có những công việc dành cho bạn. Điều bạn cần làm là kiên trì tìm ra nó. Đừng để những con số bi quan về tỉ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến tâm lí và sự quyết tâm của bạn.

Nếu bạn linh động đặt ra kế hoạch và nghiêm túc trong công cuộc tìm việc, bạn sẽ sớm thoát khỏi tình trạng thất nghiệp.

Không trách cứ bản thân

Thất nghiệp hàng loạt là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trầm trọng, và một cá nhân như bạn không phải chịu trách nhiệm trước tình hình đó. Vì thế, đừng lãng phí thời gian ngồi trách cứ bản thân kém cỏi. Hãy mạnh mẽ lao vào công cuộc tìm việc ở những lĩnh vực bạn tự tin nhất.

Tránh xa những công ty sắp sụp đổ

Nếu các công ty trong lĩnh vực bạn quan tâm lần lượt bị phá sản trong năm qua, hãy từ bỏ chúng và tìm đến những ngành nghề an toàn hơn. Dù kinh tế suy thoái, bạn vẫn có thể tìm cho mình một công việc thích hợp nếu kiên trì và tỉnh táo.

Nghiêm túc khi tìm việc

Thay vì chỉ post sơ yếu lý lịch của mình lên hai website, hãy post lên 20 trang. Nếu chưa đạt được mục đích, hãy tiếp tục. Bạn cũng có thể gọi điện cho 10 công ty một ngày, yêu cầu được nói chuyện với giám đốc nhân sự và chứng tỏ các kỹ năng của bạn…

Trong thời buổi khó khăn người chiến thắng là người kiên trì và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình.

Đưa ra đề nghị khiến nhà tuyển dụng không thể từ chối bạn

Sau một thời gian kiên trì tìm việc, cuối cùng bạn cũng được mời phỏng vấn. Nếu thật sự khao khát công việc này, bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra một số đề nghị hấp dẫn như:

– Đề nghị làm không lương trong một thời gian để chứng tỏ bạn phù hợp với công việc.

– Đề nghị đảm nhận những công việc ít ứng viên muốn làm.

– Sẵn sàng đồng ý nếu công ty điều động bạn tới làm việc ở tỉnh hay khu vực xa thành phố…

Theo TTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)