Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tín dụng “đen” trỗi dậy sau dịch

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhu cầu vốn vay trong dân tăng cao do tác động từ dịch COVID-19 khiến hoạt động vay nặng lãi, tín dụng đen tăng theo.

Trong báo cáo mới đây, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Ban Chỉ đạo 138)  đánh giá hoạt động này có những thay đổi, chuyển hướng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, luôn có nhiều cách đối phó với cơ quan chức năng khi liên tục xuất hiện nhiều app (ứng dụng), website cho vay không rõ nguồn gốc. 

Các app này thường xuyên được thay đổi tên để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Khi khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng khác, có khả năng truy cập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội…

Khách hàng của các ứng dụng này chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân viên, người có thu nhập thấp cần vay một khoản tiền vài triệu đồng trong thời gian ngắn mà không muốn thực hiện các thủ tục vay ngân hàng. Khách hàng có thể không để ý hoặc bỏ qua các thông tin quy định ràng buộc về lãi suất, phí, tiền phạt dẫn đến mức lãi suất phải trả cao hơn nhiều lần lãi suất của ngân hàng, dẫn đến thực trạng khách phải vay tiếp các app sau để trả lãi cho các app trước.

Một nạn nhân vay tiền qua app bị tính lãi suất cắt cổ. Ảnh nạn nhân cung cấp.

Một nạn nhân vay tiền qua app bị tính lãi suất cắt cổ. Ảnh nạn nhân cung cấp.

Mặt khác, một số băng nhóm hiện nay hoạt động núp bóng các doanh nghiệp kinh doanh như công ty tài chính, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cửa hàng mua bán điện thoại… được tổ chức chặt chẽ, nguỵ trang hành vi cho vay bằng các hợp đồng giả cách, cho khách vay ký mượn nợ không đúng với lãi suất thực tế (thường ký giấy mượn nợ với lãi suất 5%/tháng nhưng thực tế lên đến 20-30%/tháng).

Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ thành lập nhiều cơ sở, cửa hàng tại nhiều địa phương, vừa

Sau ba năm thực hiện Chỉ thị về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng “đen”, lực lượng Công an TPHCM đã kiểm tra, thanh tra 1.280 lượt các cơ sở kinh doanh liên quan đến tín dụng “đen”, phát hiện 173 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 131 cá nhân.

Tính từ ngày 15/4/2019 đến ngày 14/4/2022, toàn TPHCM đã tiếp nhận, phát hiện 381 vụ liên quan đến tín dụng “đen”, đã khởi tố 112 vụ, 268 bị can; 1.316 lượt đổ chất bẩn, chất thải xác định có mâu thuẫn bắt nguồn từ hoạt động cho vay nặng lãi.

hoạt động cầm cố tài sản vừa hoạt động cho vay, biến tướng việc cho vay thành các hợp đồng vay mượn tiền không thể hiện lãi suất vay, các hợp động chuyển nhượng, mua bán tài sản với giá trị chuyển nhượng thấp hơn nhiều so với giá thực tế, sau đó cho mượn lại tài sản để sử dụng… Mục đích các đối tượng muốn che giấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện khống chế người vay để thu nợ.

Ban Chỉ đạo 138 nhìn nhận, công tác tuyên truyền phương thức, thủ đoạn mới của đối tượng cho vay trực tuyến, vay ngang hàng trên không gian mạng, cho vay dưới hình thức chơi hụi, họ còn hạn chế chưa phong phú về hình thức và đầy đủ nội dung.

Các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với diễn biến mới của tội phạm như chuyển hướng sang công nghệ cao để hoạt động, vi phạm pháp luật trên không gian mạng chưa được xử lý nghiêm. Việc định danh số tài khoản mạng xã hội, ngăn chặn các tài khoản ngân hàng, số thuê bao điện thoại không chính chủ, kiểm soát các app, website có liên quan hoạt động cho vay còn hạn chế. Công tác phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi cho vay nặng lãi qua app còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo dự báo của Ban Chỉ đạo 138, trước ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 thì người dân vẫn tiếp tục có nhu cầu vay vốn và sẽ tìm đến tín dụng “đen”, nhất là những người có thu nhập thấp, công nhân, lao động thời vụ, kinh doanh nhỏ lẻ, mất việc làm…

Ban Chỉ đạo 138 đề xuất Bộ Công an kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng tăng hình phạt đối với hành vi cho vay nặng lãi vì mức phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm vẫn là chế tài khá nhẹ so với mức lợi nhuận mà hoạt động này mang lại. Ngân hàng Nhà nước cần kịp thời giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến tiếp cận vốn để người dân không phải tìm đến tín dụng “đen”…

Theo Thanh Hoa/PNO

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)