Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tín hiệu tích cực từ một chủ trương

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, S GD-ĐT TP.HCM cho biết, đ thi tuyn sinh vào lp 10 năm hc 2017-2018 s theo hưng tăng cưng tính thc tin và tích hp kiến thc tng bài thi. Theo đó, môn toán, cu trúc đ là phn hiu và vn dng, khong 1/3 còn li là kiến thc ca các môn khác như lý, hóa, sinh, đa. Vi môn ng văn, đ gm phn đc – hiu nhưng không ch là nhng văn bn xã hi, đi sng mà có th m rng các văn bn lĩnh vc s, đa, khoa hc. Đ thi môn ngoi ng s có nhiu câu hi tình hung, thc tế giao tiếp trong đi sng…

Thí sinh thi vào lp 10 THPT ti TP.HCM trao đi sau bui thi. Ảnh: D.Bình

Sở GD-ĐT cũng khẳng định, đề sẽ không gây áp lực cho học sinh (HS) phải học nhiều môn, nhớ nhiều công thức mà quan trọng hơn là biết cách vận dụng kiến thức, giải quyết câu hỏi; do đó, HS phải có kiến thức, hiểu biết rộng để làm bài, không chỉ trong sách giáo khoa, phần đọc thêm, các sách có liên quan mà còn trong thực tế cuộc sống, qua sách báo, truyền hình…Đây thực sự là một tín hiệu vui và tích cực, bởi ngành giáo dục thành phố đã xác định ngay từ đầu năm học phương thức ra đề và định hướng nội dung của đề để cả giáo viên (GV) và HS chủ động. Lãnh đạo sở cũng cho biết sẽ hướng dẫn cho GV bộ môn giảng dạy theo hướng vận dụng kiến thức để HS lớp 9 làm quen với cách ra đề thi này, đồng thời sớm công bố các đề thi minh họa để GV và HS tham khảo.

Định hướng ra đề này có nhiều ưu điểm, đó là:

Thứ nhất, đề thi mang tính tổng hợp kiến thức rộng, hạn chế được học tủ, học lệch. Việc học lệch, học tủ là một hạn chế cố hữu của HS trong nhiều năm qua, một mặt do áp lực bài vở quá nhiều, mặt khác do tâm lý không thực sự hứng thú học của các em, thậm chí có biểu hiện lười học. Do đó, đề thi đòi hỏi kiến thức trên các lĩnh vực khác nhau, kể cả kiến thức thực tiễn, buộc GV phải cho HS làm quen dần và bản thân HS phải có sự chủ động, không thể “khoanh vùng” một nhóm bài nào đó để “học tủ” được. Cách thi này nếu được tổ chức tốt sẽ kích thích tinh thần học tập, nghiên cứu, đọc tài liệu, đọc sách báo của HS tốt hơn, không chỉ của các môn thi tuyển sinh mà còn ở tất cả các môn khác.

Thứ hai, đề thi tạo sự liên kết, tích hợp giữa các môn học với nhau. Việc tích hợp các môn thực đã được thực hiện trong những năm gần đây nhưng sự gắn kết chưa thật chặt chẽ, thậm chí có chỗ còn gượng ép.Tinh thần chính của sự tích hợp này phải là tạo cho HS thấy được mối quan hệ, sự liên quan giữa các môn học chứ không phải từng môn rời rạc nhau, nhất là giữa khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Để làm quen, GV có thể ra những đề toán có gắn môn địa, sử với nhau, môn ngoại ngữ có kiến thức văn học, lịch sử, khoa học… Chính sự gắn kết này sẽ làm cho HS thấy rằng, kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cũng như kiến thức để học môn ngoại ngữ hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau một cách tích cực.

Thứ ba, đề thi đề cao sự vận dụng, sáng tạo, hạn chế thuộc lòng. Học thuộc lòng từ lâu đã bị phê phán mạnh mẽ, nhất là trong điều kiện hiện nay, gần như mọi kiến thức để có thể được truy cập trên mạng internet mà không cần phải nhớ quá nhiều. Do đó, vấn đề sử dụng các kiến thức, vận dụng, áp dụng như thế nào là rất cần thiết, nhất là đem kiến thức đó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết những vấn đề thực tế. Cách ra đề mới này sẽ tạo điều kiện HS liên tưởng, liên hệ đến các kiến thức, các vấn đề có liên quan, tức là nâng cao năng lực tư duy của các em. Dĩ nhiên, không vì thế mà không buộc HS phải nhớ, bởi có những kiến thức cần phải nhớ và đây chính là các kiến thức quan trọng, có tính “chìa khóa” để tìm những kiến thức khác có liên quan. Vì vậy, không nên xem việc học thuộc lòng, nhưng trong bài thi, phần này chỉ nên ở mức hạn chế mà cái chính là việc HS hiểu, liên hệ và vận dụng cái mình thuộc, cái mình đọc được như thế nào.

Thứ tư, đề thi dạng này sẽ từng bước khắc phục bài mẫu, đề kiểm tra cố định một vài dạng. Đề thi có sự tích hợp nhiều môn, có kiến thức rộng buộc GV không thể chăm chăm cho HS làm những bài kiểm tra có dạng đề ít đa dạng, nhất là bắt học thuộc các bài mẫu. Trong từng bài kiểm tra trên lớp, GV phải thể hiện sự sáng tạo, đổi mới hình thức và nội dung để HS có thể tiếp cận được nhiều cách ra đề mới. Chẳng hạn, đề thi môn ngoại ngữ đâu chỉ chú trọng việc dùng đúng mẫu câu, đúng thì, đúng các cụm từ… mà còn phải chú ý sử dụng đúng từ cho từng hoạt động, từng nhân vật, từng hoàn cảnh… Dĩ nhiên, trong môn ngữ văn, cách ra đề mới buộc GV phải động não nhiều hơn để có những đề thi hay, nhất là các đề nghị luận xã hội phải luôn bám sát với các vấn đề thời sự xã hội nóng bỏng.

Trong dòng chảy đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, việc cải tiến cách ra đề thực ra chỉ là đổi mới phần ngọn, nhưng sẽ có tác động trực tiếp đến việc dạy và học, và như vậy sẽ có ý nghĩa thực tiễn. Do đó, việc ra đề thi tuyển sinh nếu được chăm chút, đổi mới một cách tích cực, phù hợp sẽ mang hiệu ứng rõ nét cho quá trình chuyển động đúng hướng của ngành giáo dục TP.HCM nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung.

Trúc Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)