Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tín ngưỡng thờ ông Cọp trong văn hóa Nam bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bui đu khai phá vùng đt Tây Nam b, lưu dân ngưi Vit phi đi mt vi thiên nhiên, trong đó h trên b và cá su dưi sông là hai loài vt nguy him nht. Ngưi dân Nam bộ tôn sùng cp bng mi cách đ hy vng cp s không quy phá công vic làm ăn ca mình, cu mong cp phù h đ trì và hơn na, giúp h chng li mi loi tà ma.

1.Cách kính trọng cọp đơn giản nhất là thể hiện sự tôn kính trong xưng hô. Người dân Tây Nam bộ tôn kính gọi hổ là “Ông” để tránh nêu danh hổ: cọp ưa đi đêm gọi là “ông Ba Mươi”, cọp ba chân gọi là “ông Ba Cụt”, cọp ba móng gọi là “ông Ba Ngoe”, cọp thành tinh gọi là “ông Chằn” hay “ông Kẹ”… Dân miệt Cà Mau gọi cọp là “ông Thầy”, “ông Hổ”, “Hai Cọp”, hoặc “ông Khái”… Người dân Cái Bát (Cà Mau) kể truyền miệng câu chuyện người mẹ vì rủa cọp bắt mà mất con để dạy con cháu không được coi thường Ông Cọp: “Ngày xưa ở Cái Bát, một người mẹ trẻ có đứa con nhỏ hay khóc đêm. Dỗ hoài mà con không chịu ngủ, một đêm chị ta tức mình bồng đứa nhỏ lại sát vách lá, vạch một lỗ trống, đưa chân đứa bé ra ngoài dọa: “Mầy còn khóc nữa thì vái cho con cọp tới bắt mầy”. Vừa dứt lời, một con cọp rình sẵn ở ngoài từ hồi nào liền nhào tới chụp đứa bé tha đi ăn mất xác. Từ đấy ở quanh vùng không còn ai dám rủa con là “cọp vật mầy” hay “cọp bắt mầy” nữa…”

2.Cách thể hiện sự kính trọng hổ thứ hai là phong chức tước cho hổ. Tại nhiều địa phương ở Tây Nam bộ từng xảy ra chuyện hy hữu là việc bầu cọp vào chức “Hương Cả” – một chức vụ cao nhất làng, đứng đầu Ban hội tề gồm mười hai vị; thường dành cho người cao niên, học nhiều hiểu rộng, có uy tín. Vào cuối thế kỷ XIX, khi việc khẩn hoang lập ấp về cơ bản đã hoàn tất, tại làng Hòa Tú thuộc tỉnh Sóc Trăng, dân làng tiến hành bầu Ban hội tề và Hương Cả để giữ gìn an ninh trật tự. Ông Hương Cả đầu tiên nhận chức được vài tháng thì trong nhà hết vợ bệnh đến con đau, cuối cùng chính bản thân ông lâm bệnh rồi chết. Người thứ hai kế vị chức Hương Cả cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi lâm nạn qua đời. Ông Hương Cả thứ ba cũng có số phận giống hai vị tiền nhiệm. Hiện tượng bất thường đó khiến cho người nào được đề cử vào chức này cũng đều sợ hãi khước từ; suốt ba năm liền Ban hội tề không có người đứng đầu. Vùng này xưa vốn có nhiều cọp sinh sống, nay chúng bỏ vào sâu trong rừng, chỉ còn lại một con cọp ba chân quanh quẩn ở bìa rừng, được dân chúng gọi là “ông Ba Cụt”. Sau nhiều lần bàn bạc, các bô lão trong làng đã nhất trí cử “ông Ba Cụt” làm Hương Cả, dựng một ngôi miếu thờ rồi làm lễ “tấn phong” Ông lên chức Hương Cả. Không ngờ từ đó trở đi, trong nhiều năm liền, mưa thuận gió hòa, cuộc sống của dân làng ngày càng khấm khá khiến cho uy danh ông Cả Hổ mỗi ngày mỗi linh thiêng.

Ở một số làng thuộc tỉnh Bến Tre và một số địa phương khác cũng có việc bầu cọp làm Hương Cả. Vào đầu những năm 80 thế kỷ XX ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức (Long An) còn có một cái am nhỏ bằng lá mà người ta gọi là Dinh Ông, nằm bên bờ một con rạch tên là rạch Dinh – dấu tích nơi trước đây làm lễ bầu cọp làm Hương Cả. Dấu tích việc bầu Hương Cả Cọp cũng còn để lại cả trong câu tục ngữ: “Tránh ông Cả, gặp phải ông Ba mươi”. Có cách giải thích cho rằng chuyện bầu cọp làm Hương Cả của làng thể hiện tâm thức dân gian “tôn trọng luật lệ giang hồ”, ý là chúng tôi đến đây khai hoang lập nghiệp, nhưng biết rằng “rừng nào cọp ấy” nên xin Ông cứ đứng đầu; chúng tôi chỉ dám là bậc dưới của Ông mà thôi. Bởi vậy, có truyền thuyết cho rằng việc người Nam bộ gọi con trưởng trong nhà là “Hai”, chứ không gọi là “Cả” chính là để nhường vị trí “Cả” cho thần Hổ.


Hang đá th Ông H  Tht Sơn, An Giang. Ảnh: Trần Ngọc Thêm

3.Cách thể hiện sự sùng bái cọp cao nhất là phong thần và thờ cúng cọp, cầu mong Ông Cọp phù hộ độ trì cho dân làng và hơn nữa, giúp họ chống lại mọi loại tà ma. Cọp được tôn phong làm Sơn Quân Chi Thần, Chúa Xứ Sơn Lâm, hoặc đơn giản là Thần Hổ.

Có hai loại địa điểm thờ Thần Hổ. Loại địa điểm thứ nhất là ở chính những nơi cọp từng hiển linh, từng bắt người, hoặc ngược lại, từng bị người bắt giết. Tại đó người ta lập một ngôi miếu, miễu, hoặc am nhỏ; rồi tạc tượng, đắp phù điêu, hoặc vẽ tranh cọp để thờ. Có khi thay vì xây miếu thì người dân đặt tượng trong một hang đá gần đó. Có thể kể đến miễu thờ Cọp Bạch ở trại ruộng Phước Điền, xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang); hang Ông Hổ ở Thất Sơn, An Giang… làm ví dụ.

Loại địa điểm và cách thờ hổ thứ hai là phối thờ Thần Hổ tại các đình làng hoặc các nơi thờ tự khác (chùa, miếu, lăng…). Phần lớn các đình làng ở Tây Nam bộ đều có tượng Ông Hổ, miếu Ông Hổ (như đình Đa Phước Hội và đình Phú Hưng ở thị xã Bến Tre; đình Thạnh Phú ở huyện Thạnh Phú và đình Qưới Sơn ở huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre; đình Thới Sơn ở huyện Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang). Ngoài phạm vi đình làng, miếu ông Hổ được lập ở rất nhiều nơi như xã Long Trung, xã Hội Xuân thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang…

Ngoài ra, trong dân gian Tây Nam bộ có tục lệ là vào ngày mồng ba Tết Nguyên đán, sau khi cúng tế các vị thần chủ cai quản nhà cửa, vườn tược, súc vật và cây cối, cư dân Tây Nam bộ thường dán trước cửa nhà một mảnh giấy hồng có vẽ hình cọp với dòng chữ Hán “Sơn Lâm đại tướng quân” với lòng mong muốn là thần Hổ sẽ trấn giữ không cho tà ma vào nhà. Ở một số vùng trước khi dán hình cọp lên cửa, cư dân còn làm lễ “điểm nhãn” bằng cách miệng khấn cầu Thần Hổ oai linh về phù hộ cho gia đình, tay cầm cây nhang đang cháy dùi vào mắt và miệng hổ (nhưng không dùi vào tai). Ý là muốn cọp có mắt thần để canh giữ nhà cửa, miệng to để gầm lên làm kinh sợ tà ma, nhưng tai thì không cho nghe thấy những chuyện mưu tính làm ăn của gia chủ, vì người ta lo rằng nếu để Thần Hổ nghe được những chuyện mưu tính làm ăn thì có thể thần sẽ trừng phạt gia chủ hoặc sẽ ngao ngán rời bỏ gia chủ mà lên núi tìm chỗ tu hành.

Vì cho rằng hình hổ dán trước cửa nhà ngày mồng ba Tết có tính thiêng nên người già ở Tây Nam bộ có kinh nghiệm là nếu nhà có trẻ con hay khóc đêm thì người mẹ phải lén “ăn trộm” một hình vẽ Chúa Sơn Lâm dán trước cửa nhà người khác ngày mồng ba Tết rồi đem giấu vào trong gối ngủ của đứa bé và tin rằng bằng cách ấy, đứa trẻ sẽ hết khóc.

GS.TSKH Trn Ngc Thêm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)