Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Tin nhắn rác phần lớn từ nhà mạng

Tạp Chí Giáo Dục

 Nạn tin nhắc rác hoành hành bất chấp pháp luật đã trở thành một vấn đề nóng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hôm qua 25.12.

 
Cần có biện pháp xử lý đồng bộ từ gốc – Ảnh: Diệp Đức Minh
Ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông (TT-TT) TP.HCM cho rằng tình trạng tin nhắn rác hoành hành là do các nhà mạng có nhiều lợi ích gắn với tin nhắn rác. Nhiều đại biểu HĐND đã đưa vấn đề tin nhắn rác chất vấn tại các phiên họp khiến Sở rất khó giải trình. Lãnh đạo các sở TT-TT cũng nêu lên vấn nạn tin rác và đề nghị cần có biện pháp xử lý đồng bộ từ gốc là các nhà mạng.
Trả lời Thanh Niên, một chuyên gia viễn thông cho biết việc ngăn chặn tin nhắn rác sẽ rất khó khăn do lợi ích của các nhà mạng gắn chặt với việc phát tán tin nhắn rác. Tỷ lệ ăn chia dịch vụ giữa các nhà mạng và các công ty cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) dao động từ 55 – 75%, trong đó phần lớn thuộc về nhà mạng. Ví dụ, người tiêu dùng có bị lừa mất 15.000 đồng/tin nhắn tới một đầu số nào đó thì từ 8.000 – 10.000 đồng rơi vào túi nhà mạng.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cho biết theo thống kê từ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính VN (VNCERT), phần lớn tin nhắn rác được phát tán từ các nhà mạng. Số lượng tin nhắn rác xuất phát từ các CPS là rất ít vì nếu các CPS phát tán tin rác sẽ bị phát hiện và xử lý ngay. Lãnh đạo Cục An toàn thông tin cho rằng, lợi ích của các nhà mạng đi ngược với lợi ích của người sử dụng là có thật, đây chính là nguyên nhân khiến tin nhắn rác tiếp tục tồn tại. Trả lời Thanh Niên bên lề hội nghị, một lãnh đạo cấp cục thuộc Bộ TT-TT thừa nhận vấn đề “lợi ích của nhà mạng gắn với tin nhắn rác là điều trong ngành ai cũng biết, tuy nhiên việc xử lý là rất khó khăn vì nhiều lý do”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, việc quản lý tin nhắn rác đang bị xung đột giữa lợi ích của DN cung cấp dịch vụ và cộng đồng. Trong khi DN chỉ muốn đẩy mạnh quảng cáo của mình tới người dân thông qua tin nhắn, thì người dân ở một mức độ nào đó không mong muốn nhận được các tin nhắn quảng cáo này. Bên cạnh đó là tình trạng một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng tin nhắn để phát tán nội dung lừa đảo người dùng. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, quản lý tin nhắn rác là cần thiết và Bộ TT-TT phải có biện pháp quản lý trên tinh thần bảo đảm quyền lợi của cộng đồng, của số đông người dân.
Ngày 24.12, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son ký ban hành Chỉ thị về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng. Bộ trưởng yêu cầu Cục Viễn thông tăng cường hiệu quả quản lý thông tin thuê bao di động trả trước theo quy định, ngăn chặn, xử lý đối với các đối tượng sử dụng sim trả trước phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả thực thi thông tư về giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất nhằm giảm số lượng thuê bao ảo, sim rác và nâng cao tính chính xác của thông tin thuê bao di động trả trước; tích cực phối hợp với Bộ Công an trong việc hoàn thiện và sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân.
(TN)


 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)