Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Tin tặc lợi dụng cái chết của Michael Jackson

Tạp Chí Giáo Dục

Cái chết bất ngờ của ông hoàng nhạc pop Michael Jackson mở ra cơ hội ngàn vàng để những tên tội phạm mạng lợi dụng phát tán virus và phần mềm lừa đảo.

Cái tin bàng hoàng đó làm người hâm mộ đổ xô đi tìm thông tin trên mạng, lên các mạng xã hội để gửi những thông điệp chia buồn. Lợi dụng cảm xúc của người hâm mộ, những tên tội phạm mạng đã lên một kế hoạch lớn nhằm tung mã độc. Các hoạt động lừa đảo, phát tán mã độc này được dự đoán là có xu hướng tăng cao trong vài ngày tới, theo mạng thông tin ZDNet. Thủ đoạn đằng sau các hoạt động này như sau.

Một chiến dịch tung thư rác lừa đảo sẽ dụ người sử dụng vào một website mà ở đó, một phần mềm bảo vệ màn hình (screensaver) giả mạo và độc hại có tên Michael.Jackson.videos.scr được lưu trữ. Một chiến dịch khác là sử dụng một e-mail có vẻ như rất hợp pháp để gửi e-mail mời người ta sử dụng theme có hình Michael Jackson. Nếu người sử dụng gửi thư trả lời thì e-mail của họ sẽ bị chiếm giữ. Có thể nhiều thông tin cá nhân sẽ bị đánh cắp.

Hoặc cũng có những bức e-mail giả danh gửi những bức thư với tiêu đề: “Top 10 tin nóng của CNN”, trong đó có tin về Michael Jackson, đến người sử dụng internet.

Cách tránh phần mềm giả mạo và mã độc:

Những thủ thuật tránh phần mềm độc hại sau đây đã được cảnh báo nhiều lần nhưng có lẽ vẫn cần thiết khi nhắc lại:

Khi nhận được e-mail lạ hay có dấu hiệu khả nghi, ngay lập tức xóa chúng đi và không click vào bất cứ liên kết nào có trong e-mail.

Nếu lỡ click vào rồi thì không thực hiện bất cứ quá trình cài đặt nào nếu trang web đó yêu cầu. Chỉ nên cài đặt những phần mềm của những trang web đáng tin cậy. Ví dụ như muốn cài flash player thì chỉ nên vào trang của Adobe.

Cài các phần mềm quét virus cho máy tính, cập nhật thường xuyên các phiên bản mới và quét virus định kỳ.

Khi nhận được spam từ bạn bè trên các công cụ nhắn tin trực tuyến (như Yahoo! Messnger hay MSN chẳng hạn), hãy hỏi lại bạn bè của mình rằng có đúng rằng họ gửi chúng không vì đôi khi chính họ cũng đã bị nhiễm virus.

Những ai không biết lỡ click vào thì sẽ bị yêu cầu cài chương trình chạy flash hay xem phim giả mạo. Đây chính là virus và máy tính của bạn có thể bị ăn cắp dữ liệu. Trang tin ZDNet dẫn nguồn tin cho hay trong vòng 24 giờ, khoảng 80 triệu bức thư giả mạo như trên đã được gửi đi.

Thủ thuật đơn giản này có thể đánh lừa được nhiều người bởi họ đã từng đăng ký địa chỉ e-mail của họ tại trang web của CNN để nhận tin thường xuyên và họ tin rằng bức e-mail đó là do CNN gửi. Nếu nhận được e-mail có chút gì đó bất bình thường, bạn nên xóa nó ngay lập tức. Thậm chí có những trang web với tên miền có thể làm người ta chú ý về cái chết của Michael Jackson và hứa hẹn có những đoạn phim gây sốc. Nếu “lỡ dại” vào trang web đó, nguy cơ máy tính của bạn bị nhiễm virus và bị ăn cắp thông tin là rất lớn.

Cỗ máy tìm kiếm Google cũng cảnh báo khi có nghi ngờ về việc người sử dụng tìm kiếm thông tin liên quan đến Michael Jackson. Một số người sử dụng internet khi tìm kiếm thông tin về Michael Jackson trên Google đã vấp phải cảnh báo của cỗ máy tìm kiếm này như sau: "Were sorry, but your query looks similar to automated requests from a computer virus or spyware application." (Chúng tôi xin lỗi, nhưng yêu cầu tìm kiếm của bạn trông giống như yêu cầu tự động từ virus máy tính hoặc phần mềm gián điệp). Sau đó, Google yêu cầu người sử dụng nhập vào một mã số theo như trong hình ảnh hiển thị trên màn hình (captcha code) để tiếp tục tìm kiếm. Đây là biện pháp cần thiết của Google để đảm bảo người sử dụng không bị tấn công bởi những tên tội phạm mạng.

Trước thời buổi thông tin tràn ngập như hiện nay, việc tiếp cận thông tin qua các trang tin, tờ báo có tiếng và đáng tin cậy là an toàn hơn cả. Và trên hết, độ chính xác của thông tin cũng đáng tin cậy hơn.

 Travip

Bình luận (0)