Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tình đẹp như thơ và tranh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong lĩnh vc hi ha, Lê Triu Đin và Hng Lĩnh là hai “cây c” lão làng vi hàng trăm cuc trin lãm trong và ngoài nưc. Trong cuc sng v chng, h cũng rt ăn ý. Chính tình yêu chân thành và hai tâm hn đng điu vi ngh thut đã giúp cho hnh phúc ca h luôn bn vng.

Ha sĩ Lê Triu Đin (bìa trái) và Hng Lĩnh (bìa phi) cùng hai ha sĩ ngưi Pháp (nh nhân vt cung cp)

Từ nhiều năm nay, hình ảnh họa sĩ Lê Triều Điển và vợ của ông là nhà thơ – họa sĩ Hồng Lĩnh thường xuyên xuất hiện bên nhau trong các buổi triển lãm, trại sáng tác của hội mỹ thuật đã trở thành hình ảnh đẹp của một đôi họa sĩ Nam bộ hết lòng đam mê hội họa.

Ông bà cũng là thế hệ họa sĩ tiên phong với loại hình nghệ thuật sắp đặt – một loại hình nghệ thuật còn khá mới mẻ ở Việt Nam: “Nghệ thuật sắp đặt được hiểu một cách đơn giản là sắp đặt cái này vào cái kia mà không hạn chế về không gian chất liệu hay loại hình nghệ thuật khác. Trong tác phẩm sắp đặt, người nghệ sĩ có thể sử dụng ngôn ngữ và chất liệu của nghệ thuật điêu khắc, của nghệ thuật hội họa, của nghệ thuật tạo hình để thực hiện ý tưởng cần nói. Nghệ thuật sắp đặt cũng là phương pháp dùng thúc đẩy khả năng sáng tạo khi tư duy đã khô cứng, không thể hiện hoặc diễn đạt bằng các loại hình nghệ thuật truyền thống. Chúng tôi cũng chơi thân với họa sĩ Ki – em (họa sĩ đương đại của Pháp) đang sống và làm việc tại Việt Nam, cô cũng rất tâm huyết và hết mình với loại hình nghệ thuật này. Chúng tôi cũng đã có một số cuộc triển lãm tác phẩm sắp đặt chung với cô” – họa sĩ Lê Triều Điển cho biết!

Họa sĩ Lê Triều Điển sinh năm 1943 tại Bến Tre. Ông hiện là chủ nhiệm Câu lạc bộ Mekong, có tranh trưng bày tại hơn 30 triển lãm cá nhân, tập thể trong và ngoài nước.

45 năm chung sống, vợ chồng họa sĩ Lê Triều Điển – Hồng Lĩnh luôn bên nhau như hình với bóng. Nhiều người ca ngợi chuyện tình của họ luôn đẹp như thơ và tranh vẽ. Nhà thơ – họa sĩ Hồng Lĩnh cho biết: “Năm 18 tuổi, học lớp 12, tôi đã hoạt động trong phong trào học sinh – sinh viên và tham gia viết báo văn nghệ tại địa phương. Dạo ấy tôi hay xem triển lãm tranh và rất thích tranh của anh Lê Triều Điển dù chưa biết mặt. Đến lúc anh mở hội quán văn nghệ Góp gió tại Cần Thơ, trong một buổi họp mặt anh chị em văn nghệ sĩ, tôi mới lần đầu gặp anh”.

Họa sĩ Lê Triều Điển bật mí: “Tôi cũng rất thích những bài thơ của cô ấy. Từ sự đồng cảm về thơ và tranh, chúng tôi yêu nhau từ lúc nào chẳng biết… Chúng tôi cưới nhau năm 1972, lúc đó tôi 30 tuổi, cô ấy mới 19 tuổi”.

Ông bà luôn nhường nhịn nhau, dù thỉnh thoảng cả hai cũng có tranh luận nhưng chưa bao giờ to tiếng với nhau, bởi tranh luận cho ra vấn đề chứ không phải để giành phần thắng cho mình. “Qua 45 năm chung sống, để giữ cho hôn nhân bền vững, ngoài tình yêu chung thủy, chúng tôi còn có lòng bao dung dành cho nhau. Trong cuộc sống vợ chồng, chúng tôi rất ăn ý. Chính tình yêu chân thành và hai tâm hồn đồng điệu với nghệ thuật đã giúp cho hạnh phúc của hai vợ chồng tôi luôn bền vững…” – ông nói!

Ông bà có ba người con trai đều đã thành đạt. Họa sĩ Hồng Lĩnh cho biết: “Trong việc nuôi dạy con, chúng tôi không gò ép, áp đặt theo ý mình mà hướng dẫn để cho các con phát triển theo thiên hướng tự nhiên. Chúng tôi chưa bao giờ dùng roi vọt dạy con. Các con tôi đều ngoan ngoãn, học giỏi và nên người, sống có ích cho xã hội. Bản thân chúng tôi luôn phải là tấm gương tốt cho hai con. Nói đúng hơn, chúng tôi dạy con bằng chính nhân cách sống của mình”.

Họa sĩ Lê Triều Điển chia sẻ thêm: “Vợ chồng tôi có cùng suy nghĩ là không chạy theo danh vọng hào nhoáng, chỉ tập trung làm nghề, tạo nên những tác phẩm hay, độc đáo phục vụ cho người thưởng ngoạn. Thà mình được làm nghề dài lâu còn hơn nổi đình đám rồi vụt tắt”.

Anh Khôi

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)