Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tinh giản biên chế ngành giáo dục: Khó thực hiện đối với đội ngũ đứng lớp

Tạp Chí Giáo Dục

Sau hơn 6 năm trin khai, vic tinh gin biên chế (TGBC) trong ngành giáo dc (GD) vn còn gp nhiu khó khăn. Nguyên nhân là do đc thù ca ngành khi vic TGBC phi gn lin và bám sát ch trương “có hc sinh thì phi có giáo viên (GV)”…


TP.HCM chưa gii đưc “bài toán” thiếu giáo viên nên vic tinh gin biên chế đi vi đi ngũ đng lp rt khó thc hin (nh minh ha). Ảnh: L.Đỗ

Tại TP.HCM, việc TGBC trong các cơ sở GD mới chỉ được triển khai chủ yếu đối với nhân viên hợp đồng 68 chuyển sang diện hợp đồng cung ứng dịch vụ; còn đối với GV, hiện còn khó bởi “bài toán” thiếu GV…

Tinh gin nhưng vn công tác ti… trưng

Hai năm nay, Q.11 đã thực hiện TGBC đối với gần 200 nhân viên phục vụ, bảo vệ tại các cơ sở GD trên địa bàn toàn quận.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu – Trưởng phòng GD-ĐT Q.11 – cho biết: “Nói là tinh giản nhưng thực chất đội ngũ vẫn làm việc, đảm nhiệm công tác tại cơ sở GD cũ, với mức lương tương đương, thậm chí có phần “nhỉnh” hơn. Trước đây, đội ngũ này thuộc diện hợp đồng 68 (Nghị định 68 của Chính phủ (ký ngày 17-11-2000) về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp – PV), được hưởng các chế độ theo biên chế của Nhà nước, trong đó có cả Nghị quyết 03 của TP. Đội ngũ này cũng ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của từng trường; phần nào gây khó khăn cho các đơn vị khi phải tuyển thêm GV nhưng vẫn bị khống chế về biên chế. Nhận thấy khó khăn này và trước yêu cầu về TGBC trong ngành, Phòng GD-ĐT đã tham mưu với UBND quận tiến hành TGBC đối với đội ngũ này…”.

Cũng theo ông Hiếu, thời gian đầu, công tác này gặp nhiều khó khăn bởi liên quan đến vấn đề nhân sự; nhiều người lao động thắc mắc, phản ứng. Điều quan trọng nhất là phải tư vấn để người lao động hiểu, từ đó có sự đồng hành, ủng hộ chủ trương của ngành. Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, mọi chế độ đều phải được giải quyết thấu đáo. Đồng thời lắng nghe nguyện vọng của họ, ai có nhu cầu tiếp tục công tác tại trường thì ký hợp đồng làm việc với trường qua đơn vị cung ứng lao động. Hầu hết nhân viên đều có nguyện vọng ở lại trường, trừ một số trường hợp gần đến tuổi về hưu…

Tại Q.Tân Bình, việc TGBC trong ngành GD cũng đã được thực hiện đối với người lao động là phục vụ, bảo vệ. Theo đó, chuyển nhân viên diện hợp đồng 68 thành diện hợp đồng với đơn vị cung ứng lao động.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân – Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình – cho biết, riêng bậc mầm non, số nhân viên tinh giản là trên 40 người. Vẫn là vị trí việc làm cũ song cách làm này sẽ giúp các trường giảm phần nào ngân sách; đồng thời tăng thêm diện biên chế tuyển dụng nên rất được các cơ sở đồng tình. Về phía người lao động, vẫn được đảm bảo công việc và chế độ ưu đãi…

Cũng với cách làm này, một số trường ở huyện Bình Chánh đã tự thực hiện TGBC đội ngũ nhân viên hợp đồng 68 sang hợp đồng cung cấp dịch vụ. Những người này vào các đơn vị cung ứng và được phân bổ lại cho nhà trường với mức lương cũ hoặc cao hơn, lương khoán chứ không nâng lương.

“Việc tinh giản, chuyển đổi ở đội ngũ phục vụ, bảo vệ trong ngành GD nhằm thay đổi hình thức quản lý, mang đến sự chuyên nghiệp, đảm bảo an ninh cho nhà trường. Trước đây đội ngũ này trong biên chế của trường nên việc cung cấp số lượng biên chế luôn bị khống chế ở mức 1,9 GV/lớp. Còn hiện nay, sau khi đã tinh giản, số lượng biên chế của trường đã được tăng lên, tạo điều kiện để nhà trường tuyển thêm GV”, hiệu trưởng một trường THCS tại huyện Bình Chánh chia sẻ.

Thiếu giáo viên, làm sao tinh gin?

Nghị quyết số 39 năm 2015 của Ban Chấp hành TW (về TGBC và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức), chỉ rõ, từ 2015 đến năm 2021, các cơ quan đơn vị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải tinh giản ít nhất 10% biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước bằng việc trả lương nguồn thu sự nghiệp. Khi tiến hành tinh giản, các cơ quan đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.

Yêu cầu này tiếp tục được đặt ra trong Nghị quyết số 19 Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành TW khóa 12 năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập với mục tiêu đến năm 2021 giảm mạnh về đầu mối, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2015.

Trên thực tế, TGBC trong ngành GD còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù của ngành. TGBC phải gắn liền và bám sát chủ trương “có học sinh thì phải có GV”. Trong khi đó, ở các cơ sở GD vẫn còn tình trạng thiếu GV.


Nhân viên phc v bán trú là đi tưng đang đưc các trưng tinh gin

“GV thiếu nhưng không có nguồn để tuyển thì làm sao có thể tinh giản. Mỗi năm nhà trường phải đăng tin tuyển dụng GV 3, 4 lần nhưng vẫn không đủ, thậm chí còn phải mời thỉnh giảng chính GV chờ tuyển dụng”, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.1 tâm tư.

Từng có thời gian dài công tác tại Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, hiệu trưởng một trường THPT cho biết, rất hiếm trường hợp TGBC trong ngành là GV. Bởi trước hết do tính nhân văn của ngành, sau là do không thể tinh giản vì sĩ số học sinh trong mỗi trường, lớp vẫn đông. Trước đây, từng có một đợt TGBC của ngành. Tuy nhiên, chỉ có hơn 10 trường hợp, đó là những GV gần về hưu muốn nghỉ chế độ; cán bộ quản lý chuyển công tác từ công lập sang tư thục. Còn GV không đủ năng lực, không đủ sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu của ngành thì gần như là không muốn tinh giản; bởi nếu tinh giản rồi họ khó có thể xin việc được ở nơi khác. Nhìn nhận ở góc độ tích cực, việc TGBC là động lực để GV phấn đấu, hoàn thiện và nâng cao tay nghề hơn nữa…

Thầy Võ Thiện Cang – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang – cho hay, TGBC trong ngành GD thực hiện dễ hơn đối với nhân viên. Với nhân viên, thực hiện theo vị trí việc làm, Thông tư 16/2017 quy định rõ ràng, cụ thể các chức danh. Căn cứ theo tên chức danh và số lượng người làm việc, chẳng hạn như kế toán, thủ quỹ, y tế, văn thư chỉ cho 3 người làm. Khối lượng công việc tại trường học không phải ít nhưng cũng phải tinh gọn lại. Do vậy, dù dễ hơn nhưng cũng có phần bất cập, bắt buộc phải có người kiêm nhiệm, không được chuyên trách. Còn đối với GV, ngoài việc thiếu GV thì chính yêu cầu tinh giản đã tác động để thầy, cô tự nâng cao, rèn luyện tay nghề, nên càng khó để tinh giản…

Trước những khó khăn trên, nhiều nhà quản lý GD cho rằng, với ngành GD, yêu cầu tinh giản đặt ra là rất khó, cần thêm những hướng dẫn liên quan đến chế độ đặc thù.

Lan Đ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)