Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tình hình kinh tế – xã hội năm 2024: Không tô hồng kết quả nhưng cũng không nên bi quan

Tạp Chí Giáo Dục

Tun qua, ti k hp th 7, Quc hi khóa XV, các đi biu đã tho lun v: Kết qu thc hin kế hoch phát trin kinh tế – xã hi và ngân sách Nhà nưc năm 2023, tình hình thc hin kế hoch phát trin kinh tế – xã hi và ngân sách Nhà nưc nhng tháng đu năm 2024; Công tác thc hành tiết kim, chng lãng phí năm 2023; Kết qu thc hin các mc tiêu quc gia v bình đng gii năm 2023; Kết qu giám sát vic gii quyết kiến ngh ca c tri gi đến k hp th 6, Quc hi khóa XV; D tho Lut Trt t, an toàn giao thông đưng b; D án Lut Lưu tr (sa đi), D án Lut sa đi, b sung mt s điu ca Lut Cnh v; D án Lut Qun lý, s dng vũ khí, vt liu n và công c h tr (sa đi)…


Nhiu đi biu Quc hi đ ngh b đc quyn vàng đ giá vàng không còn “lon”

Kinh tế dù khó khăn nhưng có mt s đim tích cc

Theo đó, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2023, các tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết, tình hình kinh tế – xã hội quý I vừa qua mặc dù không đạt được một số chỉ tiêu nhưng được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

Ông Dũng cho biết, Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất cho đến năm 2029. Vì vậy, không tô hồng kết quả nhưng cũng không nên bi quan, cần tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm.

“Điểm sáng ở đây là sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Chính trị và sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ. Chúng ta cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách cho các địa phương, đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm quốc gia. Sự chỉ đạo quyết liệt, không ngơi nghỉ của Chính phủ từ điều hành các chính sách tài khóa – tiền tệ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, đến giải quyết những ách tắc khó khăn của nền kinh tế… Đây là yếu tố hỗ trợ chúng ta phục hồi phát triển trong giai đoạn vừa qua”, ông Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Dũng, công tác lập quy hoạch đã cơ bản hoàn thành, từ tổng thể quốc gia đến quy hoạch vùng, quy hoạch các địa phương… giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Điểm sáng nữa là trong xuất khẩu và FDI cho thấy, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều cơ hội và niềm tin của các nhà đầu tư.

Đồng thời, ông Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra các hạn chế của nền kinh tế như: Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa phục hồi như kỳ vọng, thị trường vàng có nhiều diễn biến phức tạp, giá vé máy bay tăng cao gây ảnh hưởng đến thị trường du lịch…

Nói về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, ông Dũng cho biết, nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn. Khi kinh tế bên ngoài biến chuyển sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển đổi, đang cơ cấu lại nên cũng có những khó khăn từ nội tại và có độ trễ, không thể thay đổi trong ngày một, ngày hai được.

Bên cạnh đó là các thách thức bao gồm vấn đề già hóa dân số; biến đổi khí hậu; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo còn chuyển biến chậm, chưa là động lực thúc đẩy nền kinh tế.

Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn còn rất khó khăn, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng nêu một số điểm tích cực. Đó là kinh tế vĩ mô nói chung, quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế đang cho thấy nền tảng tương đối tốt; Nhiều chính sách, các đổi mới đã và đang đẩy mạnh, ban hành rất nhanh, tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc hiện nay; Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ dù tăng trưởng còn chậm nhưng đã có dấu hiệu tích cực; Các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang phát huy hiệu quả rất cao.

Về giải pháp và nhiệm vụ trong thời gian sắp tới, ông Dũng cho biết, Việt Nam sẽ tập trung vào những giải pháp trong ngắn hạn, có tính đến dài hạn. Đồng thời, tập trung vào đẩy mạnh 3 động lực gồm: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; đẩy mạnh các động lực mới: Chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Sa Ngh đnh 24 đ giá vàng không “nhy múa”

Riêng về giá vàng tăng quá cao trong thời gian qua, nhiều đại biểu tỏ ra bức xúc. Theo đó, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên) đề nghị Chính phủ phải có giải pháp giải quyết tận gốc tình trạng giá vàng “nhảy múa”, biến động thời gian vừa qua.

“Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới có những thời điểm tăng rất lớn. Đây cũng là lý do khiến tình trạng buôn lậu vàng nhiều hơn”, đại biểu Thắng nói.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) cho biết, nhiều người băn khoăn nhu cầu nắm giữ vàng trong nước tăng đột biến đến từ ai và do đâu? Và theo đại biểu Đồng thì nhu cầu chắc chắn không phải từ đa số người dân bình thường, cũng không phải nguyên nhân thuần túy đầu tư thay thế cho kênh gửi tiền tiết kiệm ngân hàng với mức lãi suất hiện nay không còn hấp dẫn.

“Liệu có phải chủ yếu là do một nhóm lợi ích với các hành vi phi pháp như tẩu tán tài sản, đầu cơ gây rối loạn thị trường? Nếu đúng thế thì phải có giải pháp căn cơ”, đại biểu Đồng nêu.

Đồng tình, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội) đề nghị Nhà nước sớm có biện pháp đưa giá vàng trong nước về trạng thái bình ổn, ít nhất là phải tương đồng với thế giới. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đưa ra đấu thầu vàng để tăng cung, nhằm giảm giá, song thực tế cứ sau mỗi phiên đấu thầu, giá vàng lại tăng lên nhiều hơn.

Theo đại biểu Cường, cơ chế đấu thầu vàng hiện nay đang là “đấu thầu ngược”, vô tình trở thành tác nhân làm giá vàng tăng lên khi Nhà nước đặt giá sàn cao hơn mức thị trường. Mục tiêu của đấu thầu vàng vừa qua không phải giảm giá vàng, mà là đấu thầu vàng làm sao thu được nhiều tiền. Nếu mục tiêu là để giảm giá, liên thông giá vàng trong nước với quốc tế thì giá tham chiếu phải bằng giá vàng thế giới cộng với các loại thuế phí và nhu cầu. Bên cạnh đó, khi đấu thầu, doanh nghiệp nào mua vào phải bán ra với giá sát nhất của giá tham chiếu thì mới thắng thầu.

Về lâu dài, đại biểu Cường đề nghị sửa đổi Nghị định 24 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Bởi quy định tại văn bản này chỉ có hiệu quả trong giai đoạn trước đây nhưng hiện nay đang gây tác dụng ngược trong quản lý thị trường vàng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cũng đề nghị sửa Nghị định 24 để xóa bỏ độc quyền sản xuất, nhập khẩu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.

“Có những doanh nghiệp đủ khả năng để nhập và sản xuất vàng miếng nhưng chúng ta lại không cho”, đại biểu Hòa nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) cũng tâm tư khi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng vẫn chưa được sửa dù đã đề cập rất nhiều lần. Đại biểu Thanh cho biết tới đây dự kiến Ủy ban Kinh tế sẽ tổ chức phiên giải trình liên quan quản lý thị trường vàng.

Nhóm PV

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)