Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tình huống sư phạm mỗi ngày mỗi khác: Giáo viên phải thấu hiểu để thích nghi

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh đi mi giáo dc, giáo viên và nhà trưng phi đi mi vi thc tế nhiu tình hung sư phm thay đi mang tính phi truyn thng, đòi hi s ng x ca thy cô phi linh hot đ phù hp.


S chia s, thu hiu, lng nghe hc sinh ca thy cô là vô cùng quan trng (nh minh ha)

Tn thương tâm lý ngày càng nhiu

Phó hiệu trưởng một trường THPT tại TP.HCM chia sẻ lại câu chuyện thực tế xảy ra tại đơn vị mình: Mới đây có phụ huynh phải làm đơn xin cho con mình bảo lưu kết quả học tập để đi điều trị tâm lý vì em học sinh bị ảnh hưởng tâm lý trầm trọng sau dịch Covid-19, dẫn đến việc có những suy nghĩ, hành động, cảm xúc bị rối loạn, không ổn định. Phụ huynh cho biết từ sau dịch Covid-19, bỗng dưng con chia sẻ không còn muốn đi học nữa, thậm chí rất sợ đi học. Trong khi trước đó con là học sinh giỏi nổi trội ở lớp; tích cực, năng nổ tham gia các hoạt động xã hội. Lý do được con đưa ra rằng rất sợ khi đi học về và không còn nhìn thấy gia đình nữa. Điều này xuất phát từ việc trong thời điểm dịch bệnh, con đã chứng kiến những biến cố bất ngờ như mất mát người thân khiến con bị sốc tâm lý, tổn thương tâm lý đến ám ảnh.

Theo vị phó hiệu trưởng này, sau dịch Covid-19, ngày càng nhiều học sinh có những tổn thương và gặp vấn đề về tâm lý, nhẹ thì trở nên khép mình, không muốn giao tiếp, hòa đồng; nặng hơn chút thì xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, tự làm tổn thương, làm đau mình hoặc thậm chí là muốn nghỉ học, chuyển trường… “Cách đây khoảng 5-7 năm, các tình huống sư phạm về vấn đề tâm lý học sinh rất ít. Nếu có chỉ là sự mâu thuẫn giữa học sinh với nhau hoặc là tình bạn ở tuổi học sinh. Nhưng hiện nay, các tình huống sư phạm mang tính phi truyền thống đang xuất hiện ngày càng nhiều, đến mức thay đổi cả nhận thức, nhìn nhận của phụ huynh. Điều này đặt ra cho các nhà trường, giáo viên những thách thức lớn trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, vị phó hiệu trưởng nhìn nhận.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Thủ Đức kể câu chuyện về việc học sinh gặp các vấn đề giới tính khiến chính những người làm sư phạm lâu năm cũng phải bối rối, cân nhắc trong cách giải quyết. “Nhà trường có quy định rằng đã vào trong trường thì học sinh không được mặc áo khoác, đó không phải là làm khó học sinh mà là để hạn chế thấp nhất những tình huống bất trắc. Mới đây, nhà trường đã cho một học sinh lớp 11 bảo lưu kết quả học tập vì liên quan đến vấn đề giới tính. Ngoài ra, nhà trường cũng tiến hành lắp camera trong các lớp học để tiện quan sát học sinh trong lớp, hạn chế thấp nhất các vấn đề liên quan đến giới tính”, vị hiệu trưởng cho biết.

Vị hiệu trưởng này nêu thêm dẫn chứng, có nhiều trường hợp học sinh gặp các vấn đề về giới tính và trở thành tâm điểm trong lớp học, thậm chí bị chính những phụ huynh học sinh khác kỳ thị, đặt vấn đề. Hậu quả là chính những học sinh đó cảm thấy chán nản, muốn bỏ học, chuyển trường. Những tình huống này cũng khiến giáo viên phải đau đầu vì để thay đổi góc nhìn của học sinh, phụ huynh không phải câu chuyện dễ dàng, một sớm một chiều. “Từ nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh phải có sự thấu hiểu, nhìn nhận đúng đắn vấn đề và có cái nhìn bao dung, thiện cảm trước những câu chuyện, vấn đề rất mới mà học sinh gặp phải thì mới có thể chia sẻ, tháo gỡ cùng các em”, vị hiệu trưởng này nhận định.

Thy cô phi thay đi

Trong một chuyên đề về tâm lý học đường mới đây, TS. tâm lý Nguyễn Hữu Long đã chia sẻ về trường hợp giáo viên chủ nhiệm mang chính câu chuyện một học sinh gặp phải, tin tưởng chia sẻ với mình trao đổi trước lớp. Theo ông Long, cách cư xử này là hoàn toàn phi giáo dục, trong trường hợp này giáo viên không những không giúp được học sinh mà còn đang khiến các em tổn thương thêm một lần nữa. “Rõ ràng, thầy cô phải thay đổi trong nhìn nhận và thấu cảm với học sinh. Nếu chỉ nhìn học sinh với tâm lý cũ thì khó có thể bắt nhịp được với các em, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay”, ông Long khẳng định.


Ngày càng có nhiu tình hung sư phm mang tính phi truyn thng đòi hi giáo viên phng x khác đi (nh minh ha)

Cùng quan điểm, TS. xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện TP.HCM) cho hay, hiện nay học sinh gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý, cần thầy cô nhìn nhận và ứng xử đúng đắn; cần thầy cô có sự nhạy cảm với tâm lý học sinh để có thể chia sẻ, đồng cảm với các khó khăn, tổn thương các em gặp phải. “Một số giáo viên vẫn giữ quan điểm cũ, khi tiếp nhận vấn đề của học sinh, lựa chọn đầu tiên là trao đổi với phụ huynh hoặc bạn bè của các em trước khi có sự đồng ý của các em. Điều này vô tình thầy cô khiến các em thêm tổn thương. Nếu học sinh chưa muốn công khai với bạn bè, ba mẹ về vấn đề giới tính thì trước hết thầy cô phải làm cho các em cảm thấy được đồng cảm, yêu thương, không kỳ thị, giúp các em tự tin và hiểu mình hơn, thậm chí là bao dung với sự kỳ thị”, bà Thúy nói.

Theo đó, bà Thúy khuyên, trước các vấn đề tâm lý, các tình huống sư phạm mới mà thầy cô gặp phải thì cần phải lưu tâm 3 bước để ứng xử. Trước hết, phải tìm hiểu nguyên nhân đầy đủ; trò chuyện riêng tư với học sinh để hiểu mong muốn của các em; cuối cùng là đề xuất hướng đi, hướng giải quyết phù hợp với học sinh. Đặc biệt, với cả 3 bước đó thì quan trọng nhất là thái độ, cách hành xử của thầy cô với học sinh, cần phải tôn trọng và đồng hành.

Bà Thúy nhấn mạnh, chính cách hành xử, ứng xử của giáo viên mới là yếu tố quyết định đến tâm trạng của học sinh. Bởi bất kỳ tổn thương tâm lý nào ở học sinh đều cần sự lắng nghe của giáo viên. Không phải vấn đề nào của học sinh, giáo viên đều có thể giải quyết được. Nhưng sự nâng đỡ tinh thần học sinh là điều thầy cô luôn có thể làm trong tầm tay. Chỉ riêng việc thầy cô lắng nghe, trò chuyện cùng các em cũng đã là cơ hội giúp chữa lành tổn thương.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)