Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tình người giữa mùa đại dịch

Tạp Chí Giáo Dục

TP.Cn Thơ hin có nhiu đa ch tr thành chn ta nương ca nhng bnh nhân, ngưi lao đng nghèo, ngưi cơ nh… trong mùa đi dch Covid-19.


Bnh nhân Nguyn Văn Thng nhn cơm t thin ti cơ s Hoa Sen

Tiếp sc cho lc lưng phòng, chng dch

Những ngày này, cứ tầm 15 giờ chiều, không khí tại quán cơm chay 1.000 đồng của Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em TP.Cần Thơ, thật rôm rả. Hơn 10 anh chị, gồm thành viên tổ từ thiện và các tình nguyện viên, mỗi người một việc, người nhặt rau, người trộn thịt với nấm và chả tươi, người vo viên thịt, người xắt hành, ngò, người bằm tỏi, ớt… chung tay nấu bữa ăn phục vụ chốt phòng chống dịch Covid-19 đặt tại vị trí Go (Big C cũ). Hôm nay món ăn là nui nấu thịt heo. Bếp trưởng là chị Phạm Thúy Nga. Trước đây chị Nga là chủ quán ăn, bây giờ là chủ cơ sở – Câu lạc bộ Thể dục thẩm mỹ, yoga… Chị Nga làm việc thoăn thoắt, để vừa đảm bảo nồi súp hầm thật ngon, vừa kịp về nhà, huấn luyện cho khách hàng. Mỗi ngày cơ sở của chị có 5 lớp tập luyện, trong đó lớp đầu tiên là tập yoga ngoài trời vào lúc 5 giờ sáng tại Công viên sông Hậu, phường Cái Khế. Các lớp còn lại tập theo các thời điểm quy định.

Đây là quán cơm chay 1.000 đồng, vài năm nay, nổi danh ở Cần Thơ. Quán hoạt động từ 10 giờ đến 12 giờ, từ thứ hai đến thứ bảy, mỗi ngày hơn 200 suất, phục vụ những người lao động nghèo, người cơ nhỡ. Những người không có tiền được quán tặng suất ăn miễn phí… Ông Ngô Thanh Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội Từ thiện TP.Cần Thơ, phụ trách quán ăn từ thiện, cho biết về việc tặng thức ăn cho chốt kiểm soát Go: “Đây là điểm kiểm soát ngay cửa ngõ vào TP, lưu lượng xe qua lại nhiều nên mỗi ca trực hơn 70 người, trong đó có nhiều sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Có lần tôi thấy một cháu sinh viên suýt ngất xỉu vì làm việc với cường độ cao dưới trời nắng nóng… Chúng tôi bàn với tổ từ thiện – là những anh chị tham gia thành lập và điều hành quán cơm từ thiện – đóng góp để nấu đồ ăn bồi dưỡng cho các ca trực vào ban đêm, góp phần giúp anh em và các cháu có sức làm việc”.

Đề nghị của anh Nghĩa được thống nhất cao. Vậy là từ ngày 3-6-2021 đến nay, vào mỗi buổi chiều, tổ từ thiện và các tình nguyện viên đến nấu khoảng 150 phần ăn cho 2 ca trực đêm (từ 19 giờ tối đến 6 giờ sáng) tại chốt Go. Thức ăn luôn thay đổi: Hôm thì cháo gà, cháo thịt, bữa thì bánh lọt nấu giò heo, bữa khác là nui nấu thịt heo, hoặc hầm xương… Khi nấu xong thì điện cho anh Tuấn và anh Thái, cũng là thành viên tổ từ thiện. Hai anh có xe ô tô lớn nên thay nhau chuyển thức ăn đến chốt.

Mỗi ngày tổ từ thiện chi hơn 1 triệu đồng để nấu món ăn. Kinh phí phần lớn do thành viên trong tổ đóng góp. Chị Nguyễn Thị Phương, một trong những sáng lập viên của tổ từ thiện, chân thành: “Cũng như quán ăn từ thiện, việc làm này đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều nhà hảo tâm, vì mọi người tâm niệm: Những người đang đội nắng dầm mưa cắm chốt tại các chốt là để đem lại cuộc sống bình an cho Cần Thơ. Giúp anh em có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ là góp phần trong cuộc chiến với đại dịch, góp phần bảo vệ cộng đồng”.

m lòng nhng ba cơm nghĩa tình

Bên cạnh đó, việc giúp người nghèo có bữa ăn trong mùa dịch được các cơ sở, tổ chức, các nhà thờ và nhà chùa, chung tay thực hiện, trong đó quán Yên Vui, ở số 73 đường Võ Văn Kiệt, quận Ninh Kiều, rất được lòng khách hàng. Với mỗi phần cơm chay 1.000 đồng, và 2.000 đồng/phần cơm mặn, khách hàng có bữa ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng. Quán mở cửa từ 9 giờ 30 sáng đến 13 giờ các ngày thứ hai, tư, sáu hàng tuần. Mỗi ngày quán phục vụ hơn 200 suất cơm. Thức ăn luôn thay đổi. Khách được tặng thêm cơm nếu suất ăn chưa đủ no.


T t thin nu đ ăn cho cht kim soát dch phòng, chng Covid-19

Các bn sinh viên Trưng Đi hc Nam Cn Thơ đã làm 1.000 mũ chng git bn, h tr các cht kim soát. Trưc đó Đoàn trưng đã trao tng 300 chai nưc sát khun cho các cht.

Bên cạnh các quán ăn từ thiện có quy mô lớn, cơ sở Hoa Sen – điểm nấu và phát cơm chay từ thiện của chị Lê Thị Thanh Hồng, đặt tại số 14/247, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thuộc khu vực 4, phường Tân An, phía sau Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, 4 năm nay, đã trở thành chốn tựa nương của những bệnh nhân và người lao động nghèo, người cơ nhỡ… Trước đây chị Thanh Hồng là nhân viên của một công ty lớn, khi hai cô con gái thành tài và đi làm, chị tham gia công tác xã hội. Sau thời gian làm cho bếp ăn từ thiện của các bệnh viện chị nhận thấy nhiều bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh rất đói do nhận suất ăn vào giờ trưa. Vậy là chị xin mẹ dành cho phần sân trước nhà làm cơ sở nấu cơm từ thiện. Công việc của chị được gia đình hỗ trợ. Hàng ngày, trừ thứ bảy và chủ nhật, những suất cơm chay nghĩa tình được trao đến bệnh nhân và người lao động nghèo. Tiếng lành đồn xa, bếp ăn này được nhiều nhà hảo tâm và các tiểu thương tại chợ đầu mối An Lạc, quận Ninh Kiều, hỗ trợ, trong đó anh Nguyễn Văn Rồng, Trưởng khu vực 4, phường Tân An; chị Nguyễn Hồng Y, chị của anh Rồng, chị Phạm Thị Hồng, chủ cơ sở sản xuất chả lụa, thịt nướng, ông Võ Hồng Sơn, cán bộ hưu trí… ngoài cung cấp gạo còn hỗ trợ kinh phí để cơ sở hoạt động. Vừa qua, một nhà hảo tâm tại TP.HCM tặng chị Thanh Hồng nồi hấp cơm điện lớn. Một số bà con đến cơ sở hỗ trợ chị nấu nướng, phân phối suất ăn… Hàng ngày, để phát khoảng 150 phần cơm/ngày, chị Thanh Hồng dậy từ 3 giờ 30 sáng, đến chợ mua thực phẩm rồi về nhà chế biến. Đến 8 giờ là các phần cơm đã sẵn sàng… Ông Nguyễn Văn Thắng, 62 tuổi, bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc thận 3 lần/tuần tại Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ. Gia cảnh khó khăn, nhà ở Trà Ôn, Vĩnh Long, nên 4 năm nay ông ở lại khu chạy thận của bệnh viện. Những bệnh nhân như ông, chị Thanh Hồng trao 2 suất cơm/ngày. Ông Thắng chia sẻ: “Những suất ăn này giúp gia đình tôi đỡ phần lo toan. Ngoài cơm, vào những ngày rằm, ngày lễ, cô Thanh Hồng cho thêm nui, bánh lọt, bún xào, giúp chúng tôi có sức khỏe để chữa bệnh”.

Những ngày này cơ sở Hoa Sen phát hơn 200 suất ăn/ngày. Chị Thanh Hồng bộc bạch: “Do dịch Covid-19 nên số người nghèo tăng thêm. Tôi mong luôn có sức khỏe, được bà con hỗ trợ để duy trì bếp ăn, góp phần giúp những người kém may mắn giảm phần nào khó khăn trong cuộc sống”.

Bài, ảnh: Đan Phưng

Bình luận (0)