Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tình người sau bão Noru

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mc dù cơn bão Noru khi vào đt lin đã suy yếu, tuy nhiên hu qu mà cơn bão gây cho các tnh min Trung không h nh – hàng ngàn ngôi nhà ca ngưi dân b sp đ, tc mái, nhiu làng mc ngp chìm trong nưc. Sau bão, chính quyn, ban ngành đoàn th và các mnh thưng quân đã chung tay cùng bà con khc phc thit hi, chia st nhng khó khăn cùng ngưi dân trên quê nghèo, x khó…


CLB Chuyến xe vn tình Đà Nng tiếp tế thc phm cho ngưi dân vùng tâm bão Qung Nam

Chung tay san s khó khăn

“Anh ơi, chỗ nhà em nước ngập hết đường sá, tràn vào nhà rồi. Thôn không có ghe thuyền, bà con đang thiếu thực phẩm”, là nội dung tin nhắn của một người dân ở xã Bình Trung (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) gửi đến anh Hồ Ngọc Thanh – Chủ nhiệm CLB Chuyến xe vạn tình Đà Nẵng. Ngay lập tức, anh Thanh lên kế hoạch tìm kiếm nguồn thực phẩm, kêu gọi thêm các nhà hảo tâm hỗ trợ canô và lên đường đi tiếp tế. Hàng trăm lốc nước uống, lương khô, bánh mì tươi, áo phao… được khẩn trương đưa đến tận tay từng hộ dân.

Anh Thanh cho biết: “Gió to, nước lớn và chảy xiết, phần khác không thông thạo địa bàn nên nhóm đã nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ dẫn đường. Có nhiều đoạn, nước quá mạnh, người dân phải dùng dây thừng để đi qua. Dù khá vất vả để có thể tiếp tế kịp thời cho bà con nhưng chúng tôi rất vui”, anh Thanh nói.

Cùng với việc hỗ trợ cho 70 hộ dân bị cô lập ở 2 xã Bình Trung và Bình An (huyện Thăng Bình), các thành viên CLB Chuyến xe vạn tình Đà Nẵng tiếp tục đi khảo sát thực tế từng địa phương nơi tâm bão đi qua để hỗ trợ. Có 2 ngôi nhà bị sập và 213 ngôi nhà bị tốc mái sau bão được hỗ trợ.

Ông Phạm Thọ (thôn Đại Quý, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) xúc động: “Bão tan, nhìn cảnh cả ngôi nhà che nắng, tránh mưa của gia đình đổ sập mà tôi thắt lòng. Bao nhiêu nỗi lo không biết lấy gì dựng lại. May mắn được anh Thanh khảo sát để hỗ trợ, tôi vui không ngủ được”.


Các chiến sĩ quân đi tnh Tha Thiên – Huế giúp dân khc phc sau bão

Gió bão đã cuốn bay toàn bộ mái tôn của 2 phòng học và 1 phòng ở của giáo viên thuộc điểm trường Răng Chuỗi (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Trà Tập – nói: “Răng Chuỗi nằm ở địa bàn hiểm trở và còn rất nhiều khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, nhà trường đang huy động lực lượng nhanh chóng khắc phục để học trò trở lại trường sớm nhất. Thú thật, đóng ở địa bàn miền núi nhiều thiếu thốn, nếu không có sự hỗ trợ kịp thời này chắc chắn nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Với cô giáo Lê Thị Dùng (khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị), cơn lốc xoáy bất ngờ trước bão vào chiều 27-9 là một sự bất ngờ đầy ám ảnh. “Cả mấy mẹ con nghe tiếng gió hú, tiếng tôn bật mái răng rắc thì chỉ kịp kéo nhau trốn vào tủ quần áo. Một trận xoáy đi qua, nhìn lên nhà thấy rõ cả bầu trời, toàn bộ mái tôn đều đã bị gió xé, cuốn sạch trơn”, cô Dùng nhớ lại.

Nhận những cái nắm tay thật chặt từ bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị – cùng Công đoàn ngành, Hội Cựu giáo chức, cô Dùng rưng rưng nước mắt: “Tôi thấy rất ấm lòng trước sự quan tâm của lãnh đạo ngành, đồng nghiệp và bạn bè, người thân. Trong khó khăn mình không bị bỏ rơi. Điều đó cho tôi thêm động lực để cố gắng hơn trong công tác”.

Thm tình quân dân

Nằm ở trung tâm TP.Đà Nẵng, Trường Mầm non Ngọc Lan bị gió bão cuốn bay la phông hành lang hai dãy tầng 1 và tầng 2 cùng 2 phòng học.

“Trường mầm non nên đội ngũ toàn cô giáo chân yếu tay mềm, nhờ có sự hỗ trợ của các cán bộ chiến sĩ đơn vị kết nghĩa Tiểu đoàn vệ binh 8 thuộc Quân khu 5 đóng trên địa bàn nên công tác khắc phục được triển khai nhanh chóng. Trường đã mở cửa đón học sinh trở lại ngay sau bão”, cô Nguyễn Quốc Thư Trâm – Hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ.

Ngay sau tin ngôi nhà của ông Hồ Văn Chăn (xã Thanh, huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị) bị sập. Đồn biên phòng Thanh (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị) đã cử cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng đến hỗ trợ dọn dẹp, trao quà, thực phẩm động viên và lên kế hoạch để dựng lại nhà mới.

Trung tá Ngô Trường Khôi – Đồn trưởng Đồn biên phòng Thanh – cho biết, cùng với việc hỗ trợ người dân có nhà bị sập, đơn vị đã cử lực lượng dọn dẹp, vệ sinh bùn tại các điểm ngập úng, trắng đêm hỗ trợ người dân vùng ngập úng.

“Chúng tôi luôn nỗ lực để cùng người dân đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão sớm nhất có thể”, Trung tá Khôi nói.


Chiến sĩ Đn biên phòng Thanh (Qung Tr) no vét bùn thông đưng giúp đng bào min núi  Hưng Hóa

Bão Noru cũng đã gây tốc mái hàng chục ngôi nhà tại các xã thuộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Nơi đây vốn là vùng miền núi khó khăn, nay bão đi qua lại càng khó khăn hơn. Để hỗ trợ người dân, các chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân đã khẩn trương giúp đồng bào lợp lại 42 ngôi nhà bị tốc mái tại các xã Hồng Vân, Trung Sơn, Hồng Thủy…

Trước khi bão Noru đổ bộ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế đã điều động 182 cán bộ chiến sĩ, 6 phương tiện hỗ trợ sơ tán di dời dân; khi bão đến điều động 350 lượt cán bộ – chiến sĩ, 1.767 lượt dân quân tự vệ, 85 lượt phương tiện ô tô, thiết giáp phối hợp với các lực lượng giúp dân phòng chống bão. Và sau bão tiếp tục điều động 120 cán bộ – chiến sĩ và 3.484 lượt dân quân tự vệ cùng các phương tiện ô tô giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Cũng tại Thừa Thiên – Huế, ngoài lực lượng quân đội còn có lực lượng công an đã huy động 3.400 cán bộ – chiến sĩ, xe cứu nạn cứu hộ, canô, ghe máy, xuồng cứu sinh cứu hộ để di dời dân trước bão và hỗ trợ dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 4.

Bão kèm theo mưa lớn đã để lại nhiều hậu quả nặng nề. Với nhiều người dân nghèo miền Trung, sự thiệt hại đó khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều nhưng những tình cảm, những bàn tay chìa ra nắm chặt tay họ lúc khó khăn sẽ là động lực mạnh mẽ để họ vượt qua khó khăn này…

Yên Phan

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)