Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tình người trong những sáng tác về phòng, chống dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng tác phm tham gia cuc vn đng sáng tác đã khc ha truyn thng tt đp ca TP.HCM văn minh, nghĩa tình thông qua nhng tm gương hy sinh thm lng, tinh thn tương thân tương ái biết sng vì mi ngưi ca nhân dân thành ph. Đc bit, nhiu tác phm còn nêu cao tinh thn đoàn kết, gn bó ca Đng b và nhân dân vi thông đip “Mi ngưi dân là mt chiến sĩ” trong công cuc phòng chng dch bnh Covid-19.


Mt sáng tác v dch Covid-19 đưc biu din phc v công chúng

Hiu ng tích cc

Cuộc vận động sáng tác, dàn dựng và phổ biến các tác phẩm văn học – nghệ thuật về đề tài phòng chống dịch Covid-19 “Chung một niềm tin chiến thắng” đã khép lại thành công tốt đẹp. Ban tổ chức đã tìm ra được những tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc về tình người được sáng tác trong thời điểm TP.HCM phải đương đầu với dịch Covid-19 khốc liệt. Nhìn lại các tác phẩm ấy, người xem không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ về một giai đoạn khó khăn đã qua.

Ở lĩnh vực mỹ thuật, họa sĩ Lê Sa Long đã vinh dự đoạt giải A với bộ tranh Sài Gòn trong thời giãn cách. Bộ tranh của họa sĩ gồm 73 bức như một lát cắt về TP.HCM những ngày phải gồng mình chống dịch bệnh khiến người xem bồi hồi khi nhìn thấy một TP.HCM khá khác biệt với thường ngày, bớt nhộn nhịp hơn, bớt sầm uất hơn nhưng có một điều vẫn không thay đổi, đó là sự nghĩa tình, lòng bao dung, thương người.

Chia sẻ về bộ tranh này tại lễ trao giải, họa sĩ Lê Sa Long cho biết, từ tháng 5-2021 anh bắt đầu đi và ký họa những hình ảnh khác lạ của TP.HCM trong dịch bệnh. Về sau, khi lệnh giãn cách toàn thành phố được áp dụng, những chuyến đi rong thay bằng việc vẽ lại từ ảnh chụp giàu cảm xúc của bạn bè, người quen hay trên mạng. Ở mỗi bức hình, đôi khi anh chú thích kỹ càng để người xem hiểu hơn về nguồn cảm hứng vẽ tranh nhưng đôi lúc chỉ ghi một câu ngắn gọn vì những gì cần nói đã thể hiện hết trên tranh. “Vẽ không chỉ để giãi bày những xúc cảm bên trong mà vẽ là để khơi lên lòng trắc ẩn, tình thương hay khơi gợi một hành động, một ý thức từ người xem. Vẽ còn để thể hiện niềm biết ơn đối với vùng đất đã cưu mang những người con xa xứ đến đây học tập, làm việc và có khi, họ gắn bó cả một phần đời còn lại”, họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ.


Ha sĩ Lê Sa Long chia s v b tranh đot gii A

Khi bộ tranh của họa sĩ được công bố đã lan tỏa rất lớn trong xã hội. Những hình ảnh trong bộ tranh như: Bác sĩ cứu em bé trong đại dịch; Mẹ ơi! Con nhớ mẹ lắm; Đường đến trường của học sinh xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ); Người mẹ thiên thần trong thời Covid-19… đã lấy đi nhiều nước mắt người xem. “Nhiều người đã liên hệ mua tranh của tôi với giá cao nhưng tôi chưa muốn bán. Tôi sẽ tổ chức triển lãm và ra mắt sách từ bộ tranh này trong thời gian sắp tới”, họa sĩ Lê Sa Long cho biết.

Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Đinh Quang Minh giành giải cao nhất (giải A) với sáng tác Chỉ là hơi mệt chút thôi. MV ca khúc được thực hiện hoàn toàn theo quy trình khép kín tại nhà, đảm bảo nguyên tắc 5K và không ra đường nhưng vẫn đảm bảo tính nghệ thuật và nội dung. Trong MV Chỉ là hơi mệt chút thôi còn tuyên truyền các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch như rửa tay sạch sẽ, sát khuẩn, sử dụng kính chống giọt bắn… “Ca sĩ thể hiện ca khúc là Minh Trang Ly Ly là vợ tôi, Raper do chính tôi thể hiện và các diễn viên là con của chúng tôi. Ý tưởng và dàn dựng MV cũng do tôi thực hiện, bám theo nội dung “mỗi người dân là một người chiến sĩ”, mỗi người trong gia đình làm một việc nhỏ tuân thủ quy định chống dịch là đã góp phần trong công tác chống dịch của cả thành phố”, nhạc sĩ Quang Minh chia sẻ.


Ban t chc trao gii cho các tác ph lĩnh vc sân khu – ci lương

Thời điểm giãn cách xã hội, bài hát đã đem đến sự gần gũi, hóm hĩnh trong phạm vi gia đình nhưng đủ để động viên tinh thần người dân vượt qua dịch bệnh.

Nhạc sĩ Quang Minh cho biết, sau khi bài hát được ra mắt, anh nhận được nhiều tin nhắn từ bạn bè, trong đó có những người bạn đang là F0 và cả những người bạn chưa quen cho biết họ cảm thấy vui, phấn chấn, có động lực hơn khi xem bài hát.

Bày t lòng biết ơn

Bên cạnh những tác phẩm trên, nhiều tác phẩm khác cũng được ban tổ chức đánh giá cao vì viết về những câu chuyện người thật, việc thật, những tấm gương hy sinh, xả thân.

Một trong những tác phẩm đoạt giải ở lĩnh vực kịch nói là Blouse trắng của tác giả Miên Thảo, đạo diễn Hữu Tiến. Vở diễn đã gây xúc động mạnh với khán giả qua diễn xuất của NSƯT Trịnh Kim Chi. Vở diễn kể về thời gian khốc liệt khi TP.HCM chống chọi trước đại dịch Covid-19. Ở đó có rất nhiều người đã gác lại hạnh phúc riêng tư, gác lại cuộc sống yên bình để đi vào tâm dịch. Có thể nói đây là vở kịch khiến người xem xúc động là lan tỏa giá trị tình người thật đáng quý.

NSƯT Trịnh Kim Chi cho biết, vở kịch Blouse trắng nhằm tri ân sâu sắc đến những hy sinh, mất mát, thiệt thòi của đội ngũ y bác sĩ. Họ đã gác lại hạnh phúc riêng tư, gác lại cuộc sống yên bình để lao vào cuộc chiến chống kẻ thù virus vô cùng nguy hiểm, đó là Covid-19.

Cuc vn đng sáng tác, dàn dng và ph biến các tác phm văn hc – ngh thut v đ tài phòng chng dch Covid-19 bt đu t tháng 7-2021, do S Văn hóa – Th thao TP.HCM khi xưng. Ban t chc nhn v 1.877 tác phm ca 750 tác gi, thuc 7 lĩnh vc. Âm nhc là lĩnh vc có nhiu tác phm tham gia cuc vn đng nht vi 946 tác phm ca 400 tác gi gm: sáng tác ca khúc (663 tác phm); viết li mi cho dân ca (26 tác phm); bài bn đn ca tài t và bài vng c (256 tác phm); 1 tác phm hòa tu.

Nhận xét về các tác phẩm đoạt giải, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho rằng, âm nhạc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là sự lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực, là liều thuốc tinh thần làm vơi đi nỗi buồn thắp sáng niềm tin, gieo niềm hy vọng chia sẻ yêu thương, kết nối trái tim với trái tim, con người với con người. “Các tác phẩm tham dự cuộc vận động đã tập trung khắc họa truyền thống tốt đẹp của TP.HCM văn minh, nghĩa tình thông qua những tấm gương hy sinh thầm lặng, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ đồng bào, những nghĩa cử cao đẹp biết sống vì mọi người của nhân dân thành phố…”, ông Thuận nhấn mạnh.

Thúy Kiu

 

Bình luận (0)