Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tình thầy trên sóng Trường Sa

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 5 năm “cm đo”, thy giáo Nguyn Hu Phú, giáo viên Trưng Tiu hc Song T Tây (huyn đo Trưng Sa, tnh Khánh Hòa) không ch giúp các em hc sinh viết tròn con ch, làm nên phép tính mà còn thi hn tình yêu bin đo quê hương qua nhng vn thơ gia mn mòi bin c.


Thy giáo Nguyn Hu Phú trong mt tiết d Song T Tây

Lp hc hnh phúc trên đo

Cô bé Trần Sa Trúc Ly nhảy chân sáo loi choi trên bãi cát, những phép tính vừa viết ra bị sóng cuốn trôi xa. Trúc Ly nhìn theo cười thỏa thích. Chuẩn bị vào lớp 5, Trúc Ly đã trải qua 2 năm học trước đó do thầy giáo Phú giảng dạy cho biết: “Thầy Phú vui tính và rất thương tụi con. Thầy dạy con cùng các bạn viết văn, làm toán. Ngoài giờ học, thầy còn cùng con và các bạn chơi các trò chơi rất vui. Con mong thầy ở đây thật lâu để dạy cho con và các em nhỏ nữa”.

5 năm trước, sau 2 lần viết đơn tình nguyện, thầy giáo Phú nhận quyết định ra Song Tử Tây dạy học. “Không có gì khác lắm so với hình dung của mình. Mình cũng từng đi qua những năm tháng rất gian nan để được đến trường, vì vậy khi đến với nơi này, mình luôn tâm niệm sẽ làm một điều gì đó để chắp cánh ước mơ cho các em học trò ở Trường Sa”, thầy Phú bộc bạch. Dẫu vậy, việc dạy học lớp ghép cũng khiến thầy đối mặt với rất nhiều khó khăn. Phòng học chia làm 2 dãy bàn cho hai lớp. Kết thúc bài học lớp này, thầy quay sang giảng bài cho lớp khác. Việc phân chia thời gian tiết học những ngày đầu với thầy không hề dễ dàng. Thầy quan tâm, nắm bắt tâm tư và năng lực từng học sinh một. Giờ ra chơi, thầy kèm cặp, chỉ bảo và chia sẻ tâm tư thêm để các em cùng nỗ lực cố gắng. “Học trò ở đảo còn nhiều thiệt thòi nhưng các em rất ngoan và ham học hỏi. Tôi luôn cố gắng tự bồi dưỡng thêm kiến thức, làm mới không khí tiết dạy để khơi dậy trong các em tinh thần ham học hỏi”.


Thy Phú bên ct mc đo Song T Tây

Ngoài gi dy, thy Phú thưng dành thi gian làm thơ. Ly cht liu thc tế t đi sng ca ngưi dân, các em nh và nht là nhng ngưi lính canh gi ch quyn thiêng liêng ca bin đo, thy đã viết ra nhiu bài thơ ca ngi tình yêu quê hương, đt nưc. Thy Phú nói: “Qua nhng vn thơ tôi mong các em hiu thêm v nhng hy sinh thm lng ca nhng ngưi lính canh gi biên cương, t đó yêu thêm quê hương ca mình”.

Vất vả nhất với thầy trò xã đảo này có lẽ là vào những mùa mưa bão. Bão trên biển mang theo sức gió càng lớn, ước chừng có thể quét sạch mọi thứ trong tâm gió đi qua. Thầy Phú kể, mùa bão 2021, thầy trò đang học thì gió lớn bất ngờ ập đến kéo theo mưa ràn rạt. Thầy Phú bảo học trò nép vào các góc tường chữ A của phòng thư viện. Thầy cố ra kéo cửa phòng ngăn gió. “Một mình tôi vừa chạm tay vào cửa là gió đẩy bật ra. Một lúc lâu các em học trò nắm tay nhau tiến về phía tôi cùng hỗ trợ. Lúc lặng gió, tôi hỏi các em làm trái lời dặn của thầy sao không sợ thầy phạt? Học trò bảo, chúng em chỉ muốn giúp thầy nên bị phạt cũng chịu. Chỉ chừng ấy, tôi thấy nơi này rất thân thương. Dường như lúc đó, giữa chúng tôi không phải là thầy trò, đó là tình thân”, thầy Phú chia sẻ.

Truyn cm hng cho ngưi tr

Ngoài giờ dạy, thầy Phú thường dành thời gian làm thơ. Lấy chất liệu thực tế từ đời sống của người dân, các em nhỏ và nhất là những người lính canh giữ chủ quyền thiêng liêng của biển đảo, thầy đã viết ra nhiều bài thơ ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Thơ của thầy Phú được đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí uy tín như một thông điệp kết nối với đất liền. Những buổi chiều tà bên bờ sóng vỗ, thầy đọc cho học sinh nghe rồi cả thầy trò cùng đọc. Thầy Phú nói: “Qua những vần thơ tôi mong các em hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của những người lính canh giữ biên cương, từ đó yêu thêm quê hương của mình”.

Thầy Phú sinh năm 1981, ở xã Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), trong gia đình có tới 9 anh chị em. Hành trình đến giảng đường ĐH của thầy rất đáng khâm phục. Tốt nghiệp THPT, cuộc sống khó khăn buộc phải dừng đường học. “Thời điểm ấy, ba mẹ tôi thường xuyên ốm đau, dù rất muốn theo học nhưng tôi đành nghỉ để đi làm phụ giúp bố mẹ. Mười năm sau đó, tôi mới có điều kiện quay trở lại trường”, thầy Phú kể.


Thy Phú cùng hc trò  Song T Tây

Vượt qua nhiều ngần ngại để đến nhà thầy cô giáo cũ xin học ôn lại kiến thức. 10 năm là quãng thời gian quá dài để có thể quay trở lại với kiến thức lớp 12 nhưng Phú vẫn quyết tâm. Ban ngày đến lớp, ban đêm lại đi làm thêm để duy trì cuộc sống. Thầy cô giáo nhận Phú vào lớp đều không lấy học phí. “Học phí của tôi chính là kết quả học tập của em”, đó là câu trả lời khi Phú rụt rè đề nghị được đóng học phí đến lớp.

Năm 2010, Phú thi đỗ vào ngành giáo dục tiểu học, Trường CĐ Sư phạm Nha Trang. Hoàn thành khóa học, Phú tiếp tục theo học lên chương trình ĐH ở ĐH Sư phạm (ĐH Huế). Năm 2018, với khát vọng sẻ chia khó khăn cùng học trò vùng hải đảo xa xôi, thầy giáo Phú khăn gói lên đường đến Song Tử Tây dạy học. Vượt qua nhiều khó khăn, suốt 5 năm qua thầy Phú cùng đồng nghiệp của mình nắm chặt tay học trò để viết tròn con chữ, vun lên tình yêu quê hương trong mỗi đứa trẻ.

Chiều muộn, thầy Phú cùng học trò cùng nhổ cỏ bên mấy luống rau, cẩn thận tưới từng ca nước cho cây xanh tốt rồi cùng dạo biển, đọc thơ. Cô bé Trúc Ly vẫn loi choi nhảy chân sáo qua từng ngọn sóng, vui vẻ nói: “Con thích nhất là bài thơ “Song Tử Tây quê em” của thầy sáng tác. Đọc thơ, con thấy tự hào vì mình là một người con sinh ra và lớn lên ở đảo. Con biết ơn các chú bộ đội và cả những người như thầy Phú đã đến đây cùng người dân Trường Sa xây dựng quê hương”. Nói rồi, Trúc Ly cất giọng đọc trong trẻo giữa rì rào sóng vỗ Trường Sa: “Song Tử Tây xã đảo/ Thuộc huyện đảo Trường Sa/ Là quê nhà em đó/ Biển trời xanh bao la”…

Phan L

Bình luận (0)