Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tình trạng lao động nghỉ giãn việc, mất việc “giảm nhiệt”

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là khng đnh ca lãnh đo B Lao đng – Thương binh & Xã hi ti hi ngh tng kết hot đng ca ngành năm 2023. Hi ngh din ra theo hình thc trc tiếp và trc tuyến…


T quý III/2023, tình trng ngưi lao đng mt vic, ngh giãn vic gim đáng k

Theo ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động đã mang lại những kết quả tích cực, giúp các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm cơ bản duy trì được lực lượng lao động ổn định; tình trạng hàng trăm nghìn lao động bị buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp diễn ra từ quý IV/2022 đã giảm nhiệt trong các tháng cuối năm 2023. Cụ thể, quý III, cả nước ghi nhận 118.400 lao động mất việc (tập trung ở hai tỉnh vùng Đông Nam bộ là Bình Dương 33.600 người và TP.HCM 34.600 người), giảm trên 99.000 người so với quý II. Bên cạnh đó, số lao động nghỉ giãn việc của quý III cũng giảm 187.000 người so với quý II – còn 54.000 người. Trong số các lao động bị mất việc, nghỉ giãn việc có 66% lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI; 32% thuộc ngành da giày, 31% ngành dệt may.

Cũng trong năm 2023, số cuộc tranh chấp lao động, đình công giảm 75% so với cùng kỳ, còn 22 cuộc và không có biến động lớn về tính chất vụ việc.

Bình Dương là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng cắt giảm lao động. Tuy nhiên đến cuối tháng 11-2023 ghi nhận số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 992.000 người, tăng hơn 8.000 người so với tháng 9. Đây là tín hiệu cho thấy việc cắt giảm đã chững lại, thị trường lao động có xu hướng phục hồi.

TP.HCM năm nay cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp lớn cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng. Trong số này phải kể đến Công ty Pouyuen – công ty có đông lao động nhất thành phố. Theo đó, trong năm 2023, công ty đã cắt giảm ba đợt với hơn 9.500 công nhân. Tuy nhiên, từ đầu tháng 12, công ty có nhiều đơn hàng kéo dài tới tháng 6-2024 nên không có kế hoạch cắt giảm thêm lao động.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng đông lao động gặp khó khăn phải cắt giảm lao động, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tập trung thực hiện và đề ra các giải pháp để hỗ trợ người lao động bị giảm việc làm, mất việc làm nhằm ổn định cuộc sống. Ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP – cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 nhưng TP.HCM vẫn giải quyết việc làm cho hơn 315.797 lượt người.

Tại Thanh Hóa, lãnh đạo tỉnh cho biết, năm 2023, ghi nhận những khó khăn, thách thức lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giày da… Do thiếu đơn hàng nên nhiều doanh nghiệp phải cắt, giảm lao động, việc làm. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các địa phương nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời có những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho người lao động. Đến nay thị trường lao động cơ bản được phục hồi; không còn tình trạng doanh nghiệp giảm giờ làm, cho người lao động nghỉ luân phiên; thậm chí nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Năm 2023, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 62.850 lao động, vượt 8,36% kế hoạch năm và tăng 5% so với cuối năm 2022.

955.058 ngưi có quyết đnh hưng tr cp tht nghip

Theo báo cáo tổng kết năm 2023 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, trong năm, công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Ước cả năm tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 39,25%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 31,58%, đạt và vượt các mục tiêu đề ra. Toàn ngành đã thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó tính đến ngày 30-11-2023, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1.034.889 người, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 955.058 người, tăng 9,5%. Khoản trợ cấp kịp thời bù đắp một phần chi phí sinh hoạt, giúp lao động tạm ổn định trong lúc tìm việc làm mới.

Tham dự và phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội chú trọng bám sát nhu cầu thị trường lao động, tập trung xây dựng sàn giao dịch việc làm quốc gia để các ban ngành cùng sát sao diễn biến thị trường, lao động và doanh nghiệp nắm bắt được cung – cầu. Đồng thời xác định lộ trình đào tạo nhân lực thích ứng với chuyển đổi số, kinh tế xanh.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhân lực chất lượng cao chính là tài nguyên quan trọng nhất. Để đi cùng, bắt nhịp với các cường quốc, chắc chắn đặt ra trọng trách rất lớn với ngành lao động – thương binh & xã hội trong đào tạo nhân lực. Vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội nên phối hợp cùng Bộ GD-ĐT ban hành một cơ chế để xây dựng chuẩn chương trình, nội dung giáo dục, bằng cấp nhằm đảm bảo liên thông giáo dục giữa các cấp học.

Tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội – cho biết, năm 2024 toàn ngành phấn đấu kìm hãm tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, nâng tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ lên 28%. Đặc biệt, tập trung ổn định thị trường lao động, tham gia đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành mới như chip bán dẫn, thị trường tín chỉ carbon…

Đc Vit

Bình luận (0)