Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tổ chức tín dụng: Cần hạ lãi suất vay dài hạn xuống

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là mong mi ca hu hết các doanh nghip trong nưc, nht là doanh nghip va, nh và siêu nh. Nhiu doanh nghip than th không ch phi chu lãi vay cao mà còn khó tiếp cn ngun vn vay. Điu này nh hưng không nh đến hot đng kinh doanh, sn xut ca các doanh nghip cũng như s phc hi kinh tế ca đt nưc…


Nhân viên Ngân hàng Hp tác xã (Co-opBank) đang tư vn cho khách hàng

Lãi sut 15-16%/năm, làm sao doanh nghip sng?

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, từ nửa sau của năm 2022, tình hình kinh tế khó khăn với việc khô cạn nguồn vốn tín dụng, nhất là lĩnh vực bất động sản. Nền kinh tế nước ta bao gồm kinh tế FDI (vốn đầu tư nước ngoài) và kinh tế bản địa. Trong khi khu vực FDI vẫn tăng trưởng tốt thì khu vực nội địa lại có rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do cung ứng vốn cho khu vực FDI không thuộc trách nhiệm của tài chính trong nước mà chủ yếu vốn từ nước ngoài. Vì vậy câu chuyện khô cạn vốn của nền kinh tế không ảnh hưởng tới khu vực FDI. Đồng thời, những ách tắc về vốn còn liên quan đến ràng buộc thể chế… Vậy nên khu vực nội địa đang bị trói buộc rất nhiều so với khu vực FDI. Và trong điều kiện lạm phát tăng lên, lãi suất cao sẽ tiếp tục tác động tới khu vực nội địa của nền kinh tế. Với lãi suất cao 15%-16%/năm như hiện nay, làm sao doanh nghiệp sống được?

Không chỉ lãi suất vay cao mà theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) – cái khó của doanh nghiệp còn là không được tiếp cận vốn ngân hàng. Ngân hàng ấn định tới đây vốn cho vay còn ít hơn. Từ ngày 1-10-2022, theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng điều chỉnh từ 37% xuống 34%. Đến 1-10-2023 sẽ tiếp tục giảm còn 30%. Điều này có nghĩa, các ngân hàng thương mại sử dụng 100 đồng chỉ còn dùng 30 đồng cho bất động sản. Như vậy là nguồn lực cho vay ngày càng ít đi trong khi các doanh nghiệp đang kiệt quệ. 

Ông Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) – cho rằng, về giải pháp tiếp cận nguồn vốn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng cần có giải pháp rõ ràng hơn nữa. Nếu lãi suất dài hạn trên 10% thì doanh nghiệp “không có cửa” để đầu tư nên cần làm sao kéo lãi suất dài hạn xuống, nên vạch lộ trình cụ thể từ nay đến 6 tháng đưa lãi suất dài hạn xuống để kích thích đầu tư.

“Chúng ta đều biết ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng cần có lợi nhuận để bảo đảm quyền lợi ngân hàng, cổ đông… nhưng nên có sự đồng hành chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp”, ông Hòa nói.

Ông Trần Việt Anh – Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn – thì cho rằng, các doanh nghiệp rất cần tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) về 8% như năm 2022 và giãn thuế GTGT trong 6 tháng. Do đó, Nghị quyết 01 của Chính phủ cần tiếp tục duy trì chính sách này trong năm nay. Các doanh nghiệp đang có nguồn hàng tốt và có đầu ra tốt rất cần nguồn vốn từ thuế GTGT được chậm lại để có vốn quay vòng nhanh hơn. Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu hiện nay có thị trường cạnh tranh gay gắt, họ có nhu cầu giảm lãi suất và liệu cơm gắp mắm, thay vì nhu cầu vay vốn mới. 

Thc hin tt gói h tr lãi sut 2%

Từ thực tế các doanh nghiệp nêu ra, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM – thông tin, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và động lực tăng trưởng kinh tế; kiểm soát tín dụng lĩnh vực rủi ro. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ triển khai 3 nhiệm vụ chính, gồm triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%; tiếp tục tổ chức tốt hoạt động kết nối ngân hàng và doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua chương trình kết nối với HUBA và các quận, huyện, với nội hàm gắn với gói 2% lãi suất và gắn với cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên. Từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong năm 2023.

“Cụ thể, chúng tôi sẽ phối hợp thực hiện tốt gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tăng trưởng và phát triển trong năm 2023; tổ chức đối thoại doanh nghiệp và trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên cơ sở phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp, các hội ngành nghề và đặc biệt là UBND các quận, huyện trên địa bàn. Chúng tôi cũng đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách; tín dụng nhà ở xã hội, tín dụng tiêu dùng với gói lãi suất thấp (gói 20.000 tỷ đồng từ các công ty tài chính tiêu dùng đăng ký) nhằm góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia; là giải pháp hữu hiệu để hạn chế tín dụng đen, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Đồng thời, qua các chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp sẽ là tuyên truyền chính sách, triển khai chính sách, hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Lệnh cho biết. 

Ông Trương Đình Long – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – cũng cho biết, trong năm nay, OCB đặt mục tiêu triển khai vốn tín dụng hướng đến những nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó, OCB sẽ giảm lãi suất ưu đãi hơn so với thông thường từ 1,5-2 điểm %. Ngay từ đầu năm 2023 gói tín dụng ưu đãi này đã được triển khai với quy mô khoảng 25.000 tỷ đồng và mục tiêu là khách hàng phải tiếp cận được vốn.

“Về khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn chúng tôi cũng hiểu được. Bản thân OCB cũng là doanh nghiệp nhưng là doanh nghiệp đặc thù và cũng chịu chung khó khăn trong nền kinh tế. Do đó, để triển khai dòng vốn tín dụng hiệu quả hướng vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, chúng tôi đã định hướng tập trung tìm kiếm khách hàng tốt thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại – phòng kinh tế quận, huyện…”, ông Long nhấn mạnh.

Cũng theo ông Long, về lãi suất, hiện OCB có 2 nhóm lãi suất cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp từ 8-12%/năm và khách hàng cá nhân tối đa khoảng 12%, giảm từ 1,5-2%/năm so với biểu lãi suất thông thường. Các gói lãi suất sẽ triển khai trên toàn hệ thống, có giám sát, điều chỉnh để hiệu quả, tới được tay khách hàng. 

“Về lĩnh vực bất động sản, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, dự báo thị trường này sẽ tiếp tục khó khăn. Để cung ứng vốn cho thị trường bất động sản, OCB xác định ngay từ đầu năm đánh vào nhu cầu thực của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu thực của khách hàng. Đối với những dự án chưa bàn giao hoặc các dự án không có liên kết với OCB, chúng tôi quan điểm cần phải kiểm soát rủi ro chặt chẽ để bảo đảm an toàn tín dụng”, ông Long cho biết thêm.

Kim Anh

Bình luận (0)