Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TOD – Gắn kết quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị

Tạp Chí Giáo Dục

TOD – Gắn kết quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 TOD – Gắn kết quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị Audio

Quc hi đã thông qua Ngh quyết 188 v thí đim mt s cơ chế, chính sách đc thù nhm phát trin h thng đưng st đô th ti Hà Ni và TP.HCM. Vi nhiu quyn hn và cơ chế linh hot, TP.HCM s có điu kin thun li đ m rng và phát trin nhanh chóng mng lưi đưng st đô th, t đó hình thành trc xương chính đáp ng nhu cu lưu thông ca ngưi dân TP và toàn vùng.

Người dân đi Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)

Cơ hi đ hoàn thành 355km đưng st đô th

Tại Hội thảo “Giải pháp triển khai mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD)” do UBND TP.HCM tổ chức mới đây, ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, TP có mật độ dân số hơn 4.500 người/km2. Vì vậy, nhiệm vụ của quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị là phải đạt được sự hài hòa, gắn kết, tập trung phát triển nhanh, đồng bộ cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là phát triển đường sắt đô thị trở thành xương sống của mạng lưới vận tải hành khách công cộng, đáp ứng nhu cầu của người dân sống trong và ngoài TP, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội.

Theo ông Cường, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 188 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM. Dự kiến đến năm 2035, TP.HCM sẽ xây dựng hoàn thành tổng cộng khoảng 355km đường sắt đô thị.

Theo dự thảo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, TP quy hoạch nhiều vị trí phát triển TOD. TP đã công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD dọc tuyến metro và vành đai 3 trong giai đoạn 2024-2028. “Việc phát triển TOD sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm ùn tắc giao thông, cải thiện môi trường sống và tối ưu hóa hệ thống giao thông công cộng. TOD sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự gắn kết giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị, hướng tới xây dựng một hệ thống hạ tầng hiện đại, đảm bảo phát triển bền vững”, ông Cường nhìn nhận.

Cũng theo ông Cường, để thực hiện những mục tiêu trên, TP chú trọng học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các đô thị đi trước như London (Vương quốc Anh)… Đồng thời TP rất cần sự hỗ trợ về tri thức, công nghệ và nguồn vốn đầu tư của bạn bè quốc tế để phát triển TOD, ngay từ giai đoạn chuyển đổi từ xây dựng đường sắt đô thị thuần túy sang mô hình TOD, đến giai đoạn xây dựng nền tảng pháp lý, kịch bản tài chính, thu hút nhà đầu tư chiến lược và chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành, bảo trì hệ thống giao thông công cộng hiện đại.

Bà Alexandra Smith – Tổng Lãnh sự Anh tại TP.HCM – cho rằng, việc phát triển và triển khai TOD sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM và giảm carbon của TP.

“Vương quốc Anh sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống giao thông công cộng bền vững, thúc đẩy phát triển đô thị thông minh, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch nền kinh tế sang phát thải ròng bằng 0”, bà Alexandra Smith chia sẻ.

Ông Phan Công Bằng – Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM – cho hay, TP.HCM đang đứng trước nhiệm vụ hoàn thành hệ thống đường sắt đô thị theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị. Việc thực hiện mô hình TOD được coi là chìa khóa giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu trên. Lộ trình phát triển đường sắt đô thị theo Nghị quyết 188 và đề án phát triển TOD, TP xác định đến 2035 hoàn thành 355km đường sắt đô thị, đến năm 2045 hoàn thành 240km còn lại.

“Để hoàn thành được số kilômét đường sắt đô thị, cần nhiều cơ chế đột phá và Nghị quyết 188 đã cho phép với nhiều cơ chế được mở ra như cơ chế chỉ định thầu, tư vấn xây lắp. TOD gắn liền với đường sắt đô thị cũng được vận hành linh hoạt, cho phép chỉ định thầu nên sẽ tạo nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai, rút ngắn thời gian”, ông Bằng nói.

Cn thành lp mt cơ quan chuyên ngành

TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TP.HCM – cho rằng, TP đang gấp rút áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị theo nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, TP vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như: Giải pháp triển khai vận dụng cơ chế như thế nào cho hiệu quả; tổ chức nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa như thế nào. Việc xác định các khu vực ưu tiên thực thi cũng là một bài toán quan trọng đặt ra cho chính quyền TP.

Việc triển khai mô hình TOD yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, trong đó cần sắp xếp lại các tuyến xe buýt để hỗ trợ tối đa hệ thống đường sắt đô thị, đồng thời nâng cao khả năng kết nối giữa các tuyến xe buýt với các nhà ga Metro. TP cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch để tối ưu hóa sử dụng đất trong khu vực TOD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng công trình công cộng và thương mại.

Ông Nguyễn Hoàng Tùng – Phó nhóm TOD thuộc chương trình Hạ tầng và TP xanh (Bộ Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh) – chia sẻ, việc phát triển TOD cần đảm bảo 5 nguyên tắc. Cụ thể, định hướng giao thông công cộng, kết nối đi bộ và xe đạp, hạn chế xe cá nhân. Song song đó là sử dụng đất hỗn hợp, mật độ cao, xây dựng xã hội đáng sống, có bản sắc văn hóa và khả năng chống chịu. Để làm được điều này, TP.HCM cần có chính sách khuyến khích sử dụng giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân, thiết kế đô thị thân thiện với giao thông phi cơ giới, đi bộ.

Ông Nguyễn Huy Đông – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – đề xuất, để phát triển hệ thống đường sắt đô thị trong 10 năm tới, TP.HCM cần đặt ra các mục tiêu chính: Đạt hơn 350km đường sắt đô thị; tiết kiệm 30% tổng chi phí toàn hệ thống, nội địa hóa 70% tổng mức đầu tư; tạo nguồn thu từ nhượng quyền TOD. Đây là một nhiệm vụ rất khả thi nếu chúng ta có một tư duy mới, đột phá.

TS.Trần Du Lịch – Chủ tịch Hội đồng tư vấn Nghị quyết 98 – khẳng định, Nghị quyết 188 sẽ mở ra một cơ hội mới cho TP.HCM, hệ thống giao thông công cộng sẽ thay đổi hoàn toàn, gắn liền với chỉnh trang đô thị. Nhiệm vụ triển khai quá nặng nề và có nhiều thách thức trong thời gian tới với hơn 350km đường sắt đô thị. Nếu chúng ta vẫn làm theo cách cũ sẽ mất hơn 250 năm nữa, vì vậy cần phải thay đổi tư duy, cách làm.

“TP.HCM cần phát triển ngành công nghiệp đường sắt, nguồn nhân lực, vận hành. Để làm được điều này cần thành lập một cơ quan chuyên ngành nhằm triển khai trơn tru, nhanh chóng”, ông Lịch góp ý.

Song Hu

Bình luận (0)