Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tôi luôn khuyến khích trò phải vượt thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Có ln tôi hi mt giáo viên b môn toán rng: “Có khi nào hc sinh có cách gii bài toán khác và hay hơn li gii ca thy không?”, thì giáo viên này tr li rng luôn có nhng trưng hp đc bit như vy. Trong nhng trưng hp này, thy cô nên mng vì trò có nhng đt phá hơn, li gii ngn gn mà thuyết phc hơn. T đó s khuyến khích s t tin, ham mê tìm tòi trong hc tp ca hc sinh.

Giáo viên phải biết động viên, khích lệ để tạo cảm hứng học tập cho học sinh. Ảnh: A.Khôi

Riêng môn ngữ văn thì nhiều giáo viên không chấp nhận sự “vượt rào” trong suy nghĩ của học sinh. Bởi vì cái “khuôn” còn cứng nhắc, cách dạy cũ đã “ăn” sâu vào từng nếp nghĩ của giáo viên nên khi bài làm của học sinh “vượt khung quy định” thì bị coi là “xa đề, lạc đề, lan man…”. Vì vậy, để đảm bảo “an toàn”, khi làm bài thì học sinh chỉ việc tái hiện lời giảng của giáo viên là nhân vật này như thế này, nhân vật kia như thế kia; câu thơ này phải đúng là ý này, muốn biểu lộ điều này… thì mới đúng! Nếu học sinh phản biện lại kiểu như nhà thơ Phùng Quán rằng: sen xuất thân từ bùn, sao lại chê bùn hôi tanh? Sao lại chê gốc gác mình hôi tanh (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn)… thì không được!

Hồi tôi dạy lớp chuyên văn, có một học sinh tên là Huỳnh Tịnh Hoài Nhân viết văn rất lạ! Em đặt câu, diễn đạt, tự đặt câu hỏi, tự trả lời rất sinh động. Nếu chấm theo kiểu văn trong nhà trường là phải câu ra câu, ý ra ý thì bài khó điểm cao nhưng tôi vẫn tôn trọng cách viết, cách tư duy của em. Kết quả là em vào học đại chuyên ngành văn, ra trường trở thành phóng viên của một tờ báo tại TP.HCM có những bài phóng sự đặc sắc với cách viết độc đáo, cách tiếp cận vấn đề khác lạ. Học vượt lên thầy còn là cách đưa ra những câu hỏi, phản biện một ý nào đó mà các em cho là chưa thỏa đáng. Thí dụ, trong tác phẩm “Chí Phèo”, bài dạy chỉ đưa ra những lời phê phán, trách móc xã hội phong kiến đã đày đọa con người. Các em đã đưa ra phản biện: sao Chí Phèo không tự trách mình là lún sâu vào việc uống rượu. Chí Phèo là nạn nhân của chế độ phong kiến và cũng là nạn nhân của chính mình! Không khí học như vậy rất hào hứng, sôi nổi. Thầy không diễn giảng một chiều, trò không nghe một chiều mà là tạo ra nhiều chiều tranh luận. Có tranh luận mới nảy sinh vấn đề, mới làm phong phú, rõ hơn vấn đề, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Học sinh ngày nay có nhiều điều kiện tiếp nhận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải biết chọn lọc kỹ càng cho các em; không thể tiếp nhận tràn lan được. Kiến thức đó phải vừa đúng, vừa hay, vừa mới lạ, độc đáo nhưng không vi phạm các quy định khác. Nghĩa là giáo viên phải là người thầy vừa có tầm, vừa có tâm mới hướng cho học sinh vươn tới những sự khám phá, phát hiện khi tiếp xúc tác phẩm. Giáo viên biết động viên, khích lệ, cổ vũ học sinh, dù là phát hiện nhỏ để tạo niềm cảm hứng học tập bộ môn văn.

Lam Hng

Bình luận (0)