Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tội phạm ma túy, buôn lậu ngày càng lộng hành

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi v trí thun li, quy mô hot đng sn xut kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dch v và thương mi ln nên TP.HCM tr thành đa bàn các đi tưng xu li dng đ vn chuyn, kinh doanh hàng lu, hàng cm, ma túy…


Ma túy đưc giu trong bao bì thc phm. Ảnh: M.P

Li dng công ngh đ buôn bán hàng gi, hàng lu

Mới đây, Phòng PC03 (Công an TP.HCM) phối hợp với Đội 3 (Cục Quản lý thị trường TP.HCM) kiểm tra hàng hóa của T.T.H (tại Q.Tân Bình). Qua đó phát hiện 2.363 đơn vị sản phẩm là thuốc tân dược ngoại như: Crestor, Coversyl Plus, Avodart, Topamax, Fosamax… Tất cả đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Cùng thời điểm, hai đơn vị chức năng này đã kiểm tra căn phòng cho thuê tại Q.10 và phát hiện 4.924 đơn vị sản phẩm là các loại thuốc đặc trị tiểu đường, tim mạch, khớp, thận… Số thuốc này của Đ.B.M (quê Quảng Nam). Tại thời điểm kiểm tra, M. không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Đội 2 (Cục Quản lý thị trường TP.HCM) cũng vừa kiểm tra chi nhánh Công ty thương mại Tin học Phương Nam (huyện Củ Chi). Qua đó phát hiện 3.127.500 khẩu trang, 3.002.000 găng tay cao su có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ.

Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP.HCM (Ban Chỉ đạo 389 TP.HCM), năm 2020, các đơn vị chức năng đã kiểm tra xử lý 25.538 vụ, trong đó 2.769 vụ hàng cấm, nhập lậu; 21.804 vụ gian lận thương mại; 965 vụ hàng giả. So với năm 2019, giảm 45,39% vụ nhưng quy mô lại lớn, tính chất vụ việc phức tạp. Các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, với các phương tiện hiện đại gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý. Trong khi đó, thực tiễn năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức và trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu.

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp thuê mặt bằng kho của các công ty lớn có uy tín lâu năm trên thị trường để làm nơi cất giấu hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng. Việc tạo lập tài khoản sử dụng thông tin giả để bán hàng trên các trang mạng xã hội hoặc các ứng dụng trực tuyến đang phổ biến nên rất khó để xác định được đối tượng vi phạm và nơi chứa trữ hàng hóa vi phạm.

Bà Phan Thị Thắng – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cho rằng, thời gian tới, bên cạnh nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các lực lượng chức năng, sở ngành, địa phương trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, TP.HCM cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật thực thi công vụ, gắn trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tiếp tay cho đối tượng vi phạm. Việc kiểm tra, kiểm soát phải có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ đúng quy định pháp luật. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân hiểu rõ tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả; không tham gia, không tiếp tay cho những hành vi này. Vận động người dân tham gia phát hiện, thông tin cho các cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.

Mi tháng trit phá gn 400 v ma túy

Cũng bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, thời gian qua các đối tượng mua bán ma túy đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý. Qua 3 tháng thực hiện Kế hoạch 486/KH-BCA-C04  (tập trung giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy tại địa bàn TP.HCM, tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia và các tỉnh trọng điểm phía Nam), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) đã triệt phá 1.191 vụ, bắt 1.662 đối tượng. 

Đại diện C04 cho biết, ma túy được cất giấu, ngụy trang trong bao bì, thực phẩm, trong ruột bình hình trụ bằng sắt, lốc máy ô tô cũ, cất giấu trong khối đá kích thước lớn. Thậm chí, các đối tượng vận chuyển ma túy trên xe ô tô có treo logo giả danh Đài Truyền hình Việt Nam. Các đối tượng lợi dụng triệt để những tiến bộ của khoa học công nghệ, sử dụng nhiều điện thoại di động, thường xuyên thay đổi sim, trao đổi bằng tín hiệu, tiếng lóng để điều hành các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Chúng sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Wechat… để liên lạc, trao đổi với nhau; gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý.

Đối với công tác đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn ma túy, Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện – Cục trưởng Cục C04 – thông tin, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục làm tốt công tác hợp tác quốc tế, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động nắm chắc tình hình, tạo thế trận liên hoàn, đẩy mạnh đấu tranh với đường dây, băng nhóm phạm tội về ma túy, với phương châm ngăn chặn từ xa, từ sớm ma túy thẩm lậu vào nước ta; kiên quyết không để Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy quốc tế. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết các điểm, tụ điểm mua bán, tổ chức, chứa chấp, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Đấu tranh, ngăn chặn các đường dây, đối tượng tổ chức sản xuất ma túy tổng hợp trong nội địa, triệt phá các điểm trồng cây có chứa chất ma túy… Chủ động phối hợp điều tra mở rộng triệt để các vụ án đang thụ lý theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)