Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tội phạm người nước ngoài chủ yếu lừa đảo qua mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM Vũ Thanh Lâm, một số khó khăn khi xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm người nước ngoài, do một số quốc gia mà VN chưa ký kết tham gia hiệp định tương trợ tư pháp.

Một người Đài Loan điều hành đường dây lừa đảo qua điện thoại ở VN bị bắt giữ  /// Ảnh: Nguyên Bảo

Một người Đài Loan điều hành đường dây lừa đảo qua điện thoại ở VN bị bắt giữ Ảnh: Nguyên Bảo

Ngày 20.6, Viện KSND TP.HCM tổ chức hội thảo về thực trạng khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự các vụ án có bị can, bị cáo là người nước ngoài tại TP.HCM.
Theo thống kê của Viện KSND TP.HCM, từ năm 2014 – 2016, đã truy tố 133 bị can của 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là người có quốc tịch Trung Quốc (26 bị can), riêng TAND TP.HCM đã xét xử 86 vụ án với 121 bị cáo của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Phó trưởng phòng 2 (án trật tự, xã hội) Viện KSND TP.HCM Vũ Thị Xuân Nhuệ cho biết, chiêu thức, thủ đoạn chủ yếu là các bị can mạo danh cán bộ công an, viện kiểm sát… gọi điện thoại cho người bị hại để đe dọa số tài sản họ đang có liên quan đến hoạt động rửa tiền, ma túy, buôn lậu rồi yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng chỉ định để cơ quan chức năng kiểm tra, nếu không liên quan sẽ trả lại. Hoặc thông qua mạng xã hội, đối tượng nước ngoài làm quen với người bị hại là phụ nữ, tặng quà có giá trị hoặc chuyển hàng về VN để kinh doanh, nhờ người bị hại nhận giúp, sau đó đối tượng lừa đảo liệt kê thuế, lệ phí, nhờ người bị hại tạm ứng vào tài khoản do đối tượng chỉ định…
Theo Phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM Vũ Thanh Lâm, một số khó khăn khi xét xử các vụ án liên quan đến người phạm tội là người nước ngoài, do một số quốc gia mà VN chưa ký kết tham gia hiệp định tương trợ tư pháp.
Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM Phạm Ngọc Tiến cũng cho hay, hiện TP.HCM có 128.000 người nước ngoài tạm trú có khai báo, nhưng với bản án tòa tuyên không trục xuất thì sau khi thi hành án xong, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng gặp khó khăn về khâu quản lý.
Viện KSND TP.HCM cho biết sẽ có văn bản đề nghị Viện KSND tối cao cùng các cơ quan liên quan có hướng dẫn để tháo gỡ.
Phan Thương (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)