Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tội phạm vị thành niên: Ngăn chặn ngay từ nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Tình hình tr hóa ti phm, ti phm đ tui v thành niên đang ngày càng gia tăng vi nhiu loi ti phm nguy him như ti phm cưp git, la đo, ti phm v t nn ma túy thm chí là giết ngưi… to ra nhng mi nguy hi cho c cng đng” là nhn đnh ca đi din Phòng Cnh sát Điu tra phòng chng ti phm v trt t xã hi, Công an TP.HCM (PC45) trong mt chương trình tuyên truyn, trang b k năng phòng chng ma túy, ti phm cưp git cho hc viên Trung tâm GDTX Q.7.

Phiên tòa gi đnh tuyên truyn v pháp lut Trưng THPT Trn Phú (Q.Tân Phú)

Để ngăn chặn mối nguy này, theo nhiều chuyên gia về pháp luật thì cần phải có sự phối hợp, tuyên truyền chặt chẽ giữa nhà trường và các cơ quan hành pháp, ngăn chặn ngay từ nhà trường.

Nhng con s git mình

Thống kê gần đây nhất của Bộ Công an cho thấy có tới gần 3.500 trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2017, trong đó có các vụ án từ cướp giật, cố ý gây thương tích cho đến giết người. Tỷ lệ gây án theo lứa tuổi là 5,2% dưới 14 tuổi, 24,5% từ 14 đến 16 tuổi và 70,3% từ 16 đến 18 tuổi.

Từ phía VKSND TP.HCM, thống kê cũng chỉ ra rằng chỉ tính riêng năm 2017, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 266 vụ án do các đối tượng vị thành niên gây ra, với tính chất vụ án từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng.

Mới gần đây nhất, thông tin về một học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo (Quảng Bình) đâm trọng thương thầy giáo dạy vật lý chỉ vì bị thầy nhắc nhở xóa hình xăm trên cổ đã khiến xã hội không khỏi bàng hoàng.

Trước đó, vụ án sát hại 5 mạng người trong cùng một gia đình ở Q.Bình Tân những ngày cận Tết Nguyên đán năm 2018 gây rúng động dư luận. Đối tượng gây án cũng chỉ mới vừa tròn 18 tuổi.

Hay liên tiếp các vụ án đánh nhau giữa các băng nhóm “teen”, mặt búng ra sữa nhưng phương thức hành động lại manh động và liều lĩnh. Đơn cử như vụ chặn xe đánh chém nhau như “phim hình sự”, xử lý nhau giữa các băng đảng của 2 nhóm học sinh tuổi từ 15 đến 17 vì “dám liếc xéo nhau” tại Đà Nẵng dịp cuối năm 2017 hay vụ một học sinh lớp 12 tại Tuyên Quang bị hai bạn học cùng trường đánh chết ngay tại trường vào tháng 10-2017 vì mâu thuẫn nhỏ trước đó… như những hồi chuông cảnh tỉnh đến giật mình về tình hình tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên, là học sinh đang ngày càng gia tăng và nguy hiểm.

Trong đó, nổi cộm lên là tội phạm về ma túy cũng đang “len lỏi” vào trong nhà trường. Cũng tại buổi tuyên truyền về tác hại của ma túy, cách phòng tránh tội phạm ma túy, cướp giật tại Trung tâm GDTX Q.7, đại diện PC45 cũng nhấn mạnh rằng, việc xuất hiện ngày càng đa dạng các loại ma túy như ma túy đá, cỏ Mỹ, chất gây nghiện với giá thành không quá đắt, thâm nhập vào các nhà hàng, quán bar, dễ dàng tiếp cận giới trẻ, học sinh là một trong những nguyên nhân gia tăng tội phạm vị thành niên.

Song song với đó, bạo lực học đường cũng đang gia tăng với những vụ “hành hung” mang tính chất côn đồ. Chỉ cần gõ từ khóa “bạo lực học đường năm 2018”, chỉ trong thời gian ngắn là 0,50s, Google đã cho ra kết quả tìm kiếm là 1.820.000. Con số đủ để cho thấy sự “nhức nhối” của nạn bạo lực học đường hiện nay.

Cn ngăn chn ngay t nhà trưng

Theo kim sát viên Nguyn Công Hưng,  vic giáo dc hc sinh v pháp lut, v k năng sng t chính nhà trưng và gia đình là bin pháp tt nht đ giáo dc các em bn lĩnh, nhn thc đúng đn, tránh đưc nhng tác đng tiêu cc trên mng xã hi, t đó hn chế và đy lùi nhng hành vi phm ti trong la tui v thành niên.

Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ trẻ em TP.HCM), chính việc phát triển của mạng xã hội là một trong những nguyên nhân làm tội phạm tuổi vị thành niên gia tăng và trẻ hóa. “Chỉ cần quen nhau, kết bạn qua mạng xã hội, rồi mâu thuẫn từ những bình luận nhỏ, những lời khen chê, khiêu khích là đã có thể rủ nhau đi hỗn chiến, bạo lực học đường. Việc dễ dãi trong các mối quan hệ khiến trẻ dễ dàng bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo làm những việc xấu như vận chuyển ma túy, đánh hội đồng, đua xe…”. Luật sư Ngọc Nữ cho rằng, để có thể hạn chế những tệ nạn trên, cần có sự chung tay nhà trường bằng các phiên tòa giả định, tổ chức những sân chơi pháp luật. “Tuy nhiên, không thể chỉ từ một phía nhà trường mà còn cần cả sự quan tâm của cha mẹ, gia đình. Không nuông chiều và buông lỏng con em mình trước các mối quan hệ ảo”, luật sư Nữ nhấn mạnh.

Thường xuyên tổ chức những hoạt động tuyên truyền về bạo lực học đường, về pháp luật cho học sinh trong trường, cô Trần Thị Thuận (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, Q.Tân Phú) chia sẻ rằng, ngăn chặn tội phạm vị thành niên cần có sự vào cuộc từ chính phía nhà trường. “Tổ chức các phiên tòa giả định để tuyên truyền cho các em biết tác hại của ma túy để tránh xa, biết giới hạn của các hành vi sử dụng mạng xã hội để điều tiết hành vi của bản thân”.

Kiểm sát viên Nguyễn Công Hưng (VKSND Q.2) cho biết, hàng năm, có rất nhiều những vụ án đáng tiếc trong lứa tuổi học sinh xảy ra, gây tổn thất nặng nề cho nhiều gia đình cũng chỉ bắt nguồn từ những mâu thuẫn rất nhỏ trên mạng xã hội. “Đôi khi chỉ là những lời bông đùa về ngoại hình, về tính cách… nhưng lại bị đẩy đi quá xa do sự bốc đồng của tuổi trẻ để rồi dẫn đến hậu quả khôn lường cho bản thân, liên lụy đến cả gia đình”.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)