Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tối ưu hóa hệ thống xe buýt từ BusMap

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khi không có internet, BusMap vn có th hot đng bình thưng vi bn đ offline tích hp sn bên trong ng dng, ngưi dùng vn có th tìm đưng đi xe buýt, tra cu hay theo dõi l trình.

Tác gi gii pháp BusMap (th 3 t trái qua) nhn gii Gii thưng Đi mi sáng to và khi nghip năm 2019

Đây là giải pháp vừa đoạt giải Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp 2019 (I-star 2019) do Sở KH-CN TP.HCM tổ chức.

Xe buýt ngày càng trở thành phương tiện công cộng phổ biến, mọi người được khuyến khích sử dụng xe buýt nhiều hơn vì an toàn và thân thiện với môi trường. Tại TP.HCM có hơn 100 tuyến xe buýt khác nhau với hơn 2.000 điểm dừng. BusMap ra đời với mục đích giúp hành khách đi xe buýt thuận tiện hơn.

Tác giả Lê Yên Thanh cho biết, sở hữu tính năng chỉ đường đi xe buýt thông minh, BusMap giúp tối ưu hóa cho riêng hệ thống xe buýt tại Việt Nam cũng như tiết kiệm chi phí vận hành cho sản phẩm. Bên cạnh đó, giao diện tra cứu xe buýt trên BusMap được cải thiện liên tục từ thời gian đầu triển khai từ góp ý của người dùng. Theo đó, BusMap có một giao diện thân thiện và dễ sử dụng cho người đi xe buýt, kể cả những người mới bắt đầu sử dụng loại hình giao thông công cộng này. Người dùng có thể tra cứu tất cả mọi thông tin về các tuyến xe buýt từ biểu đồ giờ, danh sách trạm dừng, đường đi, giá vé, thông tin về xe buýt, đến đánh giá chất lượng… một cách đầy đủ và nhanh nhất.

Mt đim ni bt khác là tính năng theo dõi l trình xe buýt và thông báo khi gn ti trm, giúp ngưi đi xe buýt ch đng hơn trong l trình đi xe cũng như tránh tình trng xung nhm tuyến. Ngoài ra vi kh năng thông báo đc tên trm bng ging nói, tính năng này còn có th h tr ngưi khiếm th s dng phương tin công cng.

Thanh chia sẻ: Được sự hỗ trợ từ Sở GTVT TP.HCM, BusMap luôn được cập nhật những dữ liệu trạm, tuyến, biểu đồ giờ xe buýt mới nhất, giúp người dùng không bị sai thông tin khi đi xe buýt. BusMap còn có tính năng xem thời gian chờ xe buýt đến mỗi trạm theo thời gian thực, giúp người dùng chủ động hơn trong việc đón xe.

Kể cả khi không có internet, BusMap vẫn có thể hoạt động bình thường với bản đồ offline tích hợp sẵn bên trong ứng dụng, người dùng có thể tìm đường đi, tra cứu hay theo dõi lộ trình. Đặc biệt, BusMap hỗ trợ đa ngôn ngữ, với giao diện tiếng Anh giúp người nước ngoài vẫn có thể sử dụng ứng dụng để tra cứu cách sử dụng xe buýt tại TP một cách dễ dàng. Giải pháp này được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao bởi nhiều tính năng cộng đồng như quản lý các tuyến, trạm, địa điểm thường xuyên sử dụng, tính năng đánh giá các tuyến xe buýt giúp công tác quản lý và nâng cao chất lượng.

Hệ thống BusMap bao gồm nhiều thành phần từ máy chủ, web và ứng dụng di động được thiết kế đồng bộ và dễ dàng mở rộng mô hình và triển khai được cho nhiều tỉnh thành khác. BusMap đã được triển khai tại TP.HCM hơn 5 năm với sự hỗ trợ thông tin từ Sở GTVT TP, trung bình mỗi tháng có hơn 10 triệu lượt người sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại bằng xe buýt, chiếm khoảng 20% số lượt đi xe buýt hàng tháng.

“Với những tính năng phù hợp, từ cuối năm 2017 BusMap đã triển khai phiên bản cho Hà Nội và đã đạt được hơn 200.000 lượt tải và sử dụng. Hiện tại, giải pháp này đang được triển khai tại Đà Nẵng. Dự kiến BusMap sẽ tiếp tục được mở rộng triển khai cho người dùng xe buýt ở các TP khác trong cuối năm 2019 và đầu năm 2020”, tác giả thông tin thêm.

BusMap khuyến khích phong trào sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong người dân, góp phần giảm thiểu ô nhiểm môi trường và hỗ trợ cho bài toán phát triển đô thị bền vững trong tương lai. Tính đến 8-2019, ứng dụng BusMap xếp hạng 2 trên danh sách ứng dụng miễn phí trên PlayStore (Android) và xếp hạng 7 trên Appstore (iOS).

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)