Cá lóc, cá rô phi, cá bống và các lạc tốt cho người bệnh đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Không ít người gặp tình trạng đau nhức các khớp xương với nguyên nhân từ bên ngoài như trời lạnh, dầm mưa… Bác sĩ Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – Cơ sở 3, cho biết theo y học cổ truyền, điều trị bệnh dạng này thường kết hợp thuốc và phương pháp giảm đau như ôn châm, điện châm, bấm huyệt, xoa bóp với dầu gừng hoặc dầu ngải diệp, chườm ấm bằng túi chườm thảo dược, xông thuốc, ngâm chân thảo dược hoặc cấy chỉ, quang châm… Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và vận động phù hợp sẽ giúp phòng ngừa, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.
Bác sĩ khuyến cáo trong một tuần nên có ít nhất hai bữa ăn có món cá hoặc nhiều hơn, giúp dự phòng bệnh và hỗ trợ điều trị nếu gia đình có người bị đau nhức xương khớp.
Bác sĩ Thủy gợi ý một số loại cá bổ dưỡng, rất tốt cho người bệnh này.
Cá lóc
Cá lóc vị ngọt bình, khí bình. Thịt cá có tác dụng trừ phong thấp, khu phong, thanh nhiệt, bổ khí huyết, bổ gân xương, an thai, hành thủy. Các món ăn chế biến từ cá lóc tốt cho người bị đau nhức mỏi cơ xương khớp.
Cá lóc nướng trui.
Cá rô phi
Thịt của cá rô có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ thận, dưỡng gân cốt. Tuy nhiên, cần chú ý khi chế biến và sử dụng vì cá rô có nhiều xương nhỏ.
Cá bống
Cá bống cũng vị ngọt, khí bình. Loại cá này lành tính với hầu hết thể trạng người bệnh.
Cá bống vừa được đánh bắt.
Cá lạc
Cá lạc vị ngọt, tính bình, không độc, công dụng trừ độc, chữa tê thấp, đau nhức lưng, mỏi gối.
Y học hiện đại cũng khuyến khích người bệnh cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, nhất là tứ chi và vùng ngực. Người bệnh cần vận động và luyện tập thể dục phù hợp, ăn uống hợp lý với thực phẩm giàu vitamin D và canxi, giảm cân nếu có thể hoặc duy trì cân nặng lý tưởng. Các loại thuốc giảm đau nếu sử dụng cần phải do bác sĩ kê toa sau khi khám và đánh giá.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)