Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Top 6 nhóm người không nên ăn thuần chay

Tạp Chí Giáo Dục

Người già, trẻ nhỏ, người có cơ địa gầy gò hay phụ nữ mang thai, cho con bú… ăn thuần chay lâu dài chỉ gây hại cho cơ thể.
Nhiều người lựa chọn phương pháp ăn thuần chay – chế độ loại trừ thịt, cá và gia cầm khỏi các thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Họ cũng không ăn động vật và các sản phẩm từ động vật như sữa, trứng và phô mai.
Duy trì chế độ ăn chay lành mạnh trong thời gian dài có lợi cho việc cải thiện quá trình trao đổi chất của tim, huyết áp và trọng lượng cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, những người ăn chay không lành mạnh, tiêu thụ nhiều carbohydrate, kẹo và đồ uống có đường, thực phẩm chay siêu chế biến, axit béo chuyển hóa hoặc chỉ ăn rau củ quả, loại bỏ hết các nhóm thực phẩm khác như tinh bột, sữa và các sản phẩm từ sữa mà không sử dụng sản phẩm bổ sung lại dễ gây hại đến sức khỏe.
 Chế độ ăn thuần chay không phù hợp với người già, phụ nữ có thai hay trẻ nhỏ.
Chế độ ăn thuần chay không phù hợp với người già, phụ nữ có thai hay trẻ nhỏ.
Zuo Xiaoxia, Giám đốc Khoa Dinh dưỡng ở Bệnh viện Đa khoa PLA (Trung Quốc), cho biết việc ăn chay quá mức và thiếu cân bằng về lâu dài có thể gây ra những tác hại cho cơ thể như không cung cấp đủ protein chất lượng cao, thiếu sắt và kẽm, thiếu vitamin, tăng tiết glucocorticoid và steroid trong cơ thể…
Các chuyên gia khuyến cáo những người thừa cân, tiểu đường, huyết áp và tim mạch nếu ăn thuần chay sẽ tốt cho sức khỏe, miễn biết cân đối và đa dạng nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, 6 nhóm người sau không thích hợp ăn chay lâu dài:
Người già
Do chức năng thể chất của người cao tuổi bị suy giảm nên bản thân họ cũng phải đối mặt với các vấn đề như giảm chuyển hóa cơ bản, mất cơ bắp… Việc ăn chay lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, có thể gây ra các vấn đề như thiếu máu, loãng xương, tổn thương thần kinh, rối loạn chức năng tuyến giáp, và giảm khả năng miễn dịch.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai có nhu cầu tăng cao về đạm, canxi, sắt và các loại vitamin, nếu chỉ ăn chay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Tương tự, người mẹ cho con bú cần cung cấp dinh dưỡng cho em bé, ăn chay lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên đều là nhóm đối tượng đang trong thời kỳ tăng trưởng, nếu ăn chay lâu dài sẽ gặp phải các vấn đề như còi cọc, tầm vóc thấp bé, đồng thời sự phát triển của hệ thần kinh và hệ sinh sản cũng bị ảnh hưởng.
Người bị thiếu máu và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Phần lớn tình trạng thiếu máu là do thiếu đạm và sắt. Hai chất dinh dưỡng này thường có nhiều trong thực phẩm động vật như thịt đỏ, gan, đậu phụ huyết. Ăn chay lâu ngày sẽ làm triệu chứng thiếu máu trầm trọng hơn. Ngoài ra, phụ nữ ăn chay mù quáng trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ năng lượng và máu.
Những người đang giảm cân
Những người đang hoặc muốn giảm cân có thể dễ dàng hiểu lầm rằng không ăn thịt có lợi hơn cho việc giảm cân. Ttrên thực tế, tăng lượng protein cao có thể cải thiện cảm giác no, do đó giảm lượng tinh bột, có lợi hơn cho việc kiểm soát calo và tăng cường trao đổi chất.
Người gầy, ốm yếu
Những người vốn có vóc dáng gầy gò khi ăn chay lâu dài có thể khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc bệnh hơn. Trong khi đó, người ốm yếu, mắc các bệnh như ung bướu, bệnh tiêu hóa, bệnh mãn tính phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và toàn diện chất đạm nếu muốn phục hồi, ăn chay trường kỳ không có lợi cho việc chữa lành vết thương và phục hồi các chức năng của cơ thể.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)