Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.
Những thực phẩm không nên ăn với tôm
Tôm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng, trung bình trong 100g tôm nấu chín có khoảng 99 calo, 0.3g chất béo, 0.2g tinh bột, 189mg cholesterol, 111mg natri và 24g protein. Nhờ chứa ít tinh bột và calo nhưng lại đầy đủ chất dinh dưỡng, tôm là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang muốn giảm cân.
Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm sự hình thành nếp nhăn, đẩy lùi quá trình lão hóa và nhiều loại bệnh khác nhau nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú.
Ăn tôm tốt là vậy nhưng có 8 loại thực phẩm đừng nên ăn kết hợp với tôm để tránh gặp phải các rắc rối về sức khỏe.
1. Các thực phẩm giàu vitamin C
Thịt tôm chứa yếu tố asen, chỉ ăn tôm không, yếu tố asen bên trong không gây hại cho cơ thể con người, nhưng khi có sự kết hợp với vitamin C trong các loại thực phẩm khác, điển hình như cam, quýt, bưởi… nó sẽ được chuyển thành asen hóa trị 3 – chất mà chúng ta thường được cảnh báo là vô cùng độc hại, nếu ăn quá nhiều có nguy cơ tử vong.
Đừng nên ăn tôm cùng với các thực phẩm giàu vitamin C
Đừng nên ăn tôm cùng với các thực phẩm giàu vitamin C.
Do đó, đừng nên ăn tôm cùng với các thực phẩm giàu vitamin C hoặc ăn 2 loại này trong khoảng thời gian quá gần nhau.
2. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Hàm lượng protein trong thịt tôm và canxi trong vỏ tôm rất cao. Nếu ăn cùng với loại thực phẩm cũng giàu protein và canxi như đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, nó sẽ dễ gây ra chứng khó tiêu, béo bụng, đau bụng và các hiện tượng khác cũng có thể xuất hiện nếu duy trì thói quen ăn kết hợp này lâu dài.
Trong trường hợp bạn tiêu thụ quá nhiều 2 loại thực phẩm này trong 1 lần, nó cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Do đó, sự kết hợp này vẫn có thể được sử dụng nhưng hãy nhớ không nên ăn thường xuyên và đừng ăn với lượng nhiều.
3. Đồ uống có cồn
Nhiều người nghĩ rằng rất ngon khi có một ít đồ uống có cồn ăn cùng với tôm. Nhưng trên thực tế, sự kết hợp giữa tôm và đồ uống có cồn sẽ khiến hàm lượng axit uric trong cơ thể ở mức quá cao, gây bệnh gút.
Tôm và đồ uống có cồn sẽ khiến hàm lượng axit uric trong cơ thể ở mức quá cao, gây bệnh gút.
Tôm và đồ uống có cồn sẽ khiến hàm lượng axit uric trong cơ thể ở mức quá cao, gây bệnh gút.
Điều này là bởi thịt tôm rất giàu chất purin. Khi purin vào cơ thể, axit uric được hình thành. Trong khi đó, đồ uống có cồn khi vào cơ thể sẽ bị phân hủy tạo thành axit lactic gây ức chế sự bài tiết axit uric của thận. Điều này dẫn đến sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể, có thể dẫn đến bệnh gút.
4. Trái cây giàu axit tannic
Sau khi ăn tôm, ăn trái cây giàu axit tannic như ổi, hồng, nho… ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein của cơ thể. Canxi trong tôm kết hợp với axit tannic trong các loại trái cây này tạo thành một chất không hòa tan, gây kích ứng dạ dày khiến bạn bị đau bụng, buồn nôn và nôn. Vì vậy, tốt nhất 2 giờ sau khi ăn tôm bạn mới nên ăn trái cây giàu axit tannic.
5. Trà
Trà có tác dụng làm giảm nhờn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nhiều người sẽ uống một tách trà sau khi ăn, nhưng sau khi ăn tôm, bạn tuyệt đối đừng làm như vậy. Điều này là do trà cũng chứa một lượng axit tannic nhất định. Nếu bạn uống trà ngay sau khi ăn tôm, nó cũng sẽ kết hợp với canxi trong tôm để tạo thành canxi không hòa tan.
6. Bí ngô
Thịt tôm chứa nhiều protein chất lượng cao và các nguyên tố vi lượng. Ăn nhiều tôm có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng cường chức năng tình dục của con người. Nó có thể nuôi dưỡng thận và điều trị chứng bất lực. Tuy nhiên, tôm không thể ăn với bí ngô. Nếu bạn ăn tôm với bí ngô, nó có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính.
7. Bầu
Có thể bạn đã nghe đến câu "Râu tôm nấu với ruột bầu", tuy nhiên, thực tế tôm và bầu lại không nên ăn cùng nhau. Theo y học phương Đông, bầu là thực phẩm có tính lạnh, có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm hen suyễn và giải nhiệt, giải độc.
Ăn hai loại thực phẩm này với nhau, một lạnh, một nóng sẽ tạo ra đờm.
Ăn hai loại thực phẩm này với nhau, một lạnh, một nóng sẽ tạo ra đờm.
Trong khi đó, tôm được coi là thực phẩm có tính nóng, có thể nuôi dưỡng thận và kích thích ham muốn. Ăn hai loại thực phẩm này với nhau, một lạnh, một nóng sẽ làm tăng độ ẩm trong cơ thể, từ đó tạo ra đờm. Do đó, dù không ảnh hưởng quá nhiều nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn tôm với bầu.
8. Thịt lợn và thịt gà
Cũng theo y học phương Đông, thịt lợn, thịt gà và tôm đều có tác dụng làm ấm. Nếu ba loại thực phẩm làm ấm được ăn cùng nhau, nó sẽ giống như việc cơ thể được bồi bổ quá mức, dẫn đến ảnh hưởng chức năng gan và thậm chí gây suy thận. Do đó, đừng nên kết hợp 3 loại thực phẩm này cùng với nhau trong bữa ăn.
3 sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người
1. Tránh ăn tôm chết
Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.
2. Không nên ăn quá nhiều tôm một lúc
Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170g tôm mỗi tuần.
3. Không ăn tôm sống
Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.
Người đang bị họ thì nên hạn chế ăn tôm.
Người đang bị họ thì nên hạn chế ăn tôm.
Những người không nên ăn tôm
– Người đang bị ho: Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
– Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.
– Người bị cường giáp nên ăn ít tôm: Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.
– Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
– Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp: Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)