Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: 42 giường bệnh/vạn dân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hiện trên địa bàn TP.HCM có 125 bệnh viện (BV), trong đó 12 BV trực thuộc bộ, ngành; 35 BV TP; 58 BV ngoài công lập; 20 BV quận, huyện với tổng số 38.443 giường bệnh, đạt tỷ lệ 42 giường bệnh/vạn dân. Ngoài ra, TP còn có 6.380 phòng khám đang hoạt động.


T l giưng bnh/vn dân ti TP.HCM đt 42 giưng

Nhằm nâng cao hoạt động khám chữa bệnh, thời gian qua ngành y tế TP đã xây dựng và triển khai đề án “Y tế thông minh”; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử; ra mắt các ứng dụng “Y tế trực tuyến”, “Tra cứu nơi khám, chữa bệnh”…

Ngành y tế TP cũng đã phát triển mạng lưới trạm cấp cứu vệ tinh với 39 trạm đang hoạt động. Số cuộc gọi cấp cứu đã tăng hơn 3 lần so với trước đây. Cùng với đó, mô hình xe cấp cứu hai bánh cũng đã phát huy tác dụng và nhận được sự đánh giá cao của người dân, đặc biệt là người cao tuổi, các khu dân cư trong hẻm nhỏ nơi xe cứu thương khó có thể tiếp cận.

Tại tuyến y tế cơ sở, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị y tế thiết yếu được đầu tư. Nhiều trạm y tế triển khai hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, qua đó thu hút người dân đến khám bệnh giúp giảm tải cho tuyến trên.

Về cơ sở hạ tầng, bên cạnh các BV Nhi đồng Thành phố, Ung bướu (cơ sở 2) và Truyền máu huyết học (cơ sở 2) đã được xây dựng và đưa vào hoạt động; trong năm 2022, ngành y tế TP sẽ đưa vào vận hành các cơ sở, trung tâm mới, đáp ứng nhu cầu phát triển y tế chuyên sâu và khám chữa bệnh của người dân như: cụm y tế Viện – Trường tại huyện Bình Chánh; khối nhà trung tâm tim mạch BV Nhi đồng 1; 3 BV cửa ngõ là đa khoa khu vực Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức.

Bên cạnh những mặt được, ngành y tế TP vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Đó là hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng chưa được đầu tư nguồn lực đúng mức để sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh mới nổi bùng phát và lan rộng trên toàn TP, dẫn đến tình trạng quá tải và vượt ngưỡng năng lực điều trị tại tất cả các cơ sở cách ly điều trị. Sự thiếu hụt nhân sự tại các trung tâm y tế, trạm y tế, nhất là lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phòng, chống dịch.

Trạm y tế đóng vai trò như “người gác cổng”, là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh nhưng đang phải đảm nhận quá nhiều việc. Trái lại, tỷ lệ nhân viên y tế tuyến xã/vạn dân chỉ đạt 2,31 – thấp hơn rất nhiều so với cả nước và Hà Nội (tương ứng là 7,42 và 6,06).

Đại diện Sở Y tế TP cho biết, để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, song song với việc phát triển các hoạt động điều trị kỹ thuật cao, ngành sẽ chú trọng nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở để hướng tới mục tiêu hình thành một trung tâm y tế chuyên sâu tổng thể, toàn diện tất cả các chuyên khoa; nâng cao năng lực y tế dự phòng, phát triển y tế cơ sở, phát triển đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh và y học dự phòng; đảm bảo bao phủ mô hình bệnh tật và góp phần giảm số lượng người dân phải ra nước ngoài để điều trị.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)