Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

TP.HCM cần làm gì để thu hút sinh viên, giảng viên quốc tế?

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM cn có nhng chính sách h tr vay vn đ các trưng ĐH đu tư cơ s h tng, phát trin chương trình đào to; cn hình thành sàn giao dch vic làm cho sinh viên quc tế; hình thành trung tâm sinh viên quc tế đ qung bá hình nh TP.HCM, h tr sinh viên nưc ngoài khi đến thành ph hc tp, làm vic…

Sinh viên quốc tế tham gia học, nghiên cứu với giảng viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

Đây là đề xuất của các trường ĐH tại hội thảo “Thu hút sinh viên và giảng viên quốc tế đến học tập, làm việc tại TP.HCM” diễn ra tuần qua tại TP.HCM.

Xây dng thành ph thành trung tâm quc tế v giáo dc

TP.HCM là một đô thị đặc biệt; một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, có sức hút lớn tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như có vị trí quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước.

Dự thảo đề cương đề án “Xây dựng thành phố thành trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo, thu hút sinh viên của khu vực và thế giới” mà TP.HCM đang xây dựng có nêu ra nhiều mục tiêu, định hướng phát triển của thành phố giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045. Và để đạt được những mục tiêu đó, TP.HCM đề ra 4 chương trình phát triển. Trong đó có chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa thành phố với 11 đề án; chương trình thành phần nhằm tạo ra sự đột phá, thúc đẩy nhanh sự phát triển của thành phố. Đặc biệt còn có đề án tổng thể đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế ở 8 ngành (công nghệ thông tin – truyền thông; cơ khí – tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính – ngân hàng; y tế; du lịch; quản lý đô thị) giai đoạn 2020-2035 và ĐH chia sẻ; đề án “Xây dựng TP.HCM – Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực”.

Đề án “Xây dựng thành phố thành trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo, thu hút sinh viên của khu vực, thế giới” được thành phố xác định là một yêu cầu cấp thiết giúp đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách cũng như công tác phối hợp của các bộ, ngành với UBND TP.HCM để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Đề án giúp giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hạn chế còn tồn tại và tạo đà cho sự phát triển.

Cn có sàn giao dch vic làm cho sinh viên ngưi nưc ngoài

Tại hội thảo, PGS.TS Lại Quốc Đạt (Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay, đến năm 2023, Trường ĐH Bách khoa có 160 sinh viên quốc tế đến học tập toàn thời gian, trao đổi tín chỉ, trao đổi văn hóa và tham gia chương trình đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của đối tác. Con số này chỉ chiếm chưa đầy 1% sinh viên toàn trường. Tuy nhiên, nếu so với con số trung bình của các trường ĐH trên cả nước thì sinh viên quốc tế của trường cao hơn.

Đến năm 2023-2024, cả nước có khoảng 22.000 sinh viên người nước ngoài học tập và làm việc. Kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT với hơn 120 cơ sở giáo dục ĐH nước ta cho thấy trung bình 1 cơ sở giáo dục ĐH có 42 sinh viên người nước ngoài học dài hạn để lấy bằng. Các sinh viên này chủ yếu đến từ Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Trong đó có khoảng 4.000 sinh viên đến từ Lào, Campuchia, Myanmar. Bên cạnh đó, các chương trình trao đổi, ngắn hạn thì trung bình 1 cơ sở giáo dục ĐH có 34 sinh viên người nước ngoài. Các em chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philippines, Pháp.

Sinh viên quốc tế đến học tập tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Lĩnh vực được số đông sinh viên quốc tế lựa chọn khi học tập tại Việt Nam là tiếng Việt, văn hóa, chính trị… và cũng chủ yếu học bậc ĐH, bậc sau ĐH chiếm không đáng kể. “So với mục tiêu trong quy hoạch mạng lưới giáo dục ĐH Việt Nam (đến năm 2020, cả nước có 3% sinh viên nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục ĐH, tương đương khoảng 66.000 em) thì con số hiện tại mới chỉ đạt 1/3” – ông Đạt nói.

Nhìn ra thế giới, ông Đạt cho biết, sinh viên quốc tế đến Malaysia học tập đa dạng lĩnh vực, bởi quốc gia này có nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh được thiết kế linh hoạt cho người học. Chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng cao; hạ tầng xã hội tốt, môi trường đa văn hóa, an toàn; các dịch vụ dành cho sinh viên đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên quốc tế với chi phí phù hợp. Còn lượng sinh viên quốc tế đang học tại Singapore hiện chiếm 18% nhờ quốc gia này có hệ sinh thái tiếng Anh hoàn chỉnh, đầu tư những cơ sở giáo dục hàng đầu trên thế giới để thu hút mạnh sinh viên nước ngoài. Cùng với đó, hệ thống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia này phát triển, môi trường đa văn hóa, an ninh tốt; cơ hội nghề nghiệp cho người học cao.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia, để góp phần xây dựng thành phố thành trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo, thu hút sinh viên của khu vực, thế giới, ông Đạt cho rằng các trường ĐH tại TP.HCM cần phát triển những chương trình đào tạo bằng tiếng Anh; tăng cường kiểm định quốc tế; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên; cải tạo cơ sở hạ tầng; hợp tác quốc tế, hợp tác nhà trường – doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ cho sinh viên… “Để thu hút sinh viên quốc tế đến học, được công nhận bởi các trường ĐH đối tác thì các trường ĐH trong nước phải khẳng định chất lượng đào tạo thông qua kiểm định chất lượng quốc tế” – ông Đạt nhấn mạnh.

Ông đề xuất TP.HCM có những chính sách hỗ trợ vay vốn để các trường ĐH có nguồn vốn ban đầu nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển chương trình đào tạo. Thành phố cũng cần hỗ trợ hạ tầng cho các trường một cách có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Thứ hai, TP.HCM nên có những chương trình khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có sự tham gia của sinh viên quốc tế. TP.HCM cần làm đầu mối hợp tác giữa các trường ĐH và những doanh nghiệp bởi doanh nghiệp tại TP.HCM hiện chiếm 23% tổng số doanh nghiệp cả nước, cần tận dụng nguồn lực này. Thành phố cũng cần hình thành sàn giao dịch việc làm cho sinh viên người nước ngoài sau khi tốt nghiệp; đồng thời hình thành trung tâm sinh viên quốc tế để quảng bá hình ảnh TP.HCM, hỗ trợ sinh viên nước ngoài khi đến TP.HCM học tập, làm việc.

Thc Trân

Bình luận (0)