Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM cần một nền nông nghiệp công nghệ cao

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù TP.HCM là TP dch v, du lch, thương mi, công nghip nhưng không th thiếu ngành nông nghip. Vì đây là vùng xanh, vùng đm đ phát trin TP. Đ tn ti mt TP phát trin nht nưc, bt buc ngành nông nghip TP.HCM phi là nông nghip công ngh cao…


Ông Võ Văn Hoan – Phó Ch tch UBND TP.HCM – tham quan các sn phm nông nghip sch đưc sn xut trên đa bàn TP

Thu nhp ca nông dân đt gn 150 triu đng/ngưi/năm

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP.HCM, năm 2022, tỷ trọng GRDP ngành nông nghiệp chiếm khoảng 0,6% so với GRDP TP. Ngành đã tập trung thực hiện cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các sản phẩm chủ lực nông nghiệp đã có sự thay đổi về tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Trong đó, rau chiếm 23,8%; hoa cây kiểng chiếm 6,8%; bò sữa chiếm 7,5%; heo chiếm 18,4%; tôm nước lợ chiếm 8,8%; cá cảnh chiếm 2,7%…

Giá trị sản xuất bình quân/hécta đất nông nghiệp năm 2022 ước đạt 570 triệu đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ; năng suất lao động ước đạt 148,8 triệu đồng/người, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

Thời gian qua, TP xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị có hiệu quả kinh tế do có ứng dụng công nghệ cao. Hiệu quả kinh tế của 6 mô hình sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi nhuận cao hơn các mô hình sản phẩm nông nghiệp truyền thống. 

Sn xut vn còn manh mún

Đối với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), bà Hoàng Thị Mai – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn TP, Sở NN&PTNT TP – cho biết, chương trình đã góp phần khuyến khích nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa kiểng, cá kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ. Các đơn vị đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên do chỉ tiêu về sản phẩm OCOP chưa bắt buộc phải thực hiện trong bộ tiêu chí nông thôn nên nhiều huyện, xã chưa chú trọng triển khai. Nhiều cán bộ có nhận thức chưa cao về sự cần thiết phải triển khai thực hiện chương trình, chưa nắm rõ quy trình triển khai cũng như cách thức đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP. Mặt khác, một số địa phương còn gặp khó khăn trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp.

Tại huyện Củ Chi, nông nghiệp chiếm tỷ lệ 9,4% tỷ trọng cơ cấu ngành. Hội Nông dân huyện, hội viên nông dân trên địa bàn đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế tập thể. Theo đó đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất kinh doanh. Dù vậy, ông Phạm Phú Cường – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi – thừa nhận vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Những dự báo về thị trường vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản chưa được thông tin rộng rãi và hiệu quả. Từ đó dẫn đến tình trạng dư thừa trong việc sản xuất của hội viên nông dân; giá sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào thương lái. Mặt khác, không ít hội viên nông dân sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún; quy mô sản xuất trang trại chưa phát triển, chưa liên kết sâu với doanh nghiệp để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu…

Cn s đt phá trong nông nghip

Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – nhấn mạnh điều này tại hội nghị tổng kết ngành NN&PTNT TP.HCM.

Ông Hoan cho biết, sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp TP hiện nay chưa có sự đột phá, còn chậm; chưa thể hiện đậm nét một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái. Điều quan trọng tạo ra sự đột phá trong nông nghiệp không phải bằng vốn, bằng đất mà phải có ý tưởng phát triển nông nghiệp của một đô thị hiện đại; phải tạo ra sản phẩm ngày càng có giá trị cao hơn, thị trường ngày càng rộng hơn. Ngành nông nghiệp phải xem lại cách thức tổ chức công việc sản xuất kinh doanh cho hợp lý bởi nếu cứ để người dân làm riêng lẻ theo kiểu cũ mà không kết hợp tạo ra quy mô lớn hơn, sức mạnh lớn hơn thì sẽ không có sự đột phá. Chẳng hạn như việc hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp theo chuẩn VietGAP, phải xâu chuỗi, liên kết để tạo ra thế tương trợ nhau cùng phát triển. Hiện nay có nhiều cách hỗ trợ nhưng mới chỉ thực hiện trong nội bộ, chưa gắn liền với các ngành, lĩnh vực khác. Điều quan trọng của doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm nên cần phải có thị trường kết nối.

Kim ngch xut khu ngành nông nghip đt trên 53,22 t USD

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Ngành tiếp tục có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021. Đây là con số lịch sử của ngành nông nghiệp, đóng góp chủ lực trong tổng giá trị xuất siêu của cả nền kinh tế năm 2022.

Năm 2022, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,33%; trong đó: trồng trọt 2,88%, chăn nuôi 5,93%, thủy sản 4,43%, lâm nghiệp 6,13%…

Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu chung của đề án đến năm 2030 là thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm toàn cầu; nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được quy định của các thị trường nhập khẩu; tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

T.Ban

Sản phẩm OCOP muốn bền vững phải có thị trường phát triển. Muốn làm được là phải liên kết lại. Ngành nông nghiệp phải hướng dẫn để doanh nghiệp, các hộ nông dân trong khu vực cùng nhau sản xuất, hình thành vùng sản phẩm OCOP rộng hơn, sản phẩm lớn hơn. Cũng cần phải chọn ra các sản phẩm thương hiệu riêng của TP.HCM.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP, ngành nông nghiệp cần tập trung lãnh đạo, cụ thể hóa Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP. Mặt khác, hiện nay chưa có định hướng rõ ràng trong phát triển nông nghiệp TP. Do đó, ngành nông nghiệp phải cùng TP, các địa phương góp ý cho đề án xây dựng các huyện ngoại thành thành đô thị vệ tinh. Dứt khoát phải giữ những vùng nông thôn, khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp, vùng xanh, vùng đệm rừng để phát triển TP.

“TP.HCM không thể không có nông nghiệp. TP không có nông nghiệp là TP không có bầu trời. Thương hiệu của TP.HCM là có chất lượng sống tốt, có sông, có nước và rừng cho nên phải định hình lại nông nghiệp”, ông Hoan nhấn mạnh.

Phú Cát

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)