Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM có cơ hội tốt để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chưa bao gi TP.HCM có cơ hi tt như hin nay; đó là cơ hi khơi dy truyn thng năng đng, sáng to đ thc hin thành công nhng mc tiêu, đưa thành ph phát trin bn vng, bưc vào k nguyên vươn mình.

TS.Trần Du Lịch (Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội) phát biểu tại tọa đàm

Nhận định trên được đưa ra bởi nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện trường ĐH tham gia tọa đàm “TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức ngày 27-11.

“Chưa bao gi thành ph có cơ hi tt như hin nay”

Tại tọa đàm, TS. Trần Du Lịch (Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội) nhận định, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mang ý nghĩa một thời kỳ mà dân tộc Việt Nam dành nỗ lực hết mình nắm bắt xu hướng phát triển của thời đại, khẳng định vị thế trên khu vực và thế giới; nhanh chóng bước qua bẫy thu nhập trung bình trở thành nước phát triển; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Ông đề cập 5 nội hàm chính. Thứ nhất, phải chuyển từ nền kinh tế đang phát triển thành phát triển thịnh vượng với sự gia tăng sản xuất mạnh mẽ. Thứ hai, phải tự hào về văn hóa lịch sử dân tộc, phát huy tính phong phú của văn hóa lịch sử, bảo tồn phát triển giá trị truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ ba, phải đầu tư mạnh mẽ giáo dục, nghiên cứu, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thích ứng xu hướng phát triển toàn cầu, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ tư, trong hoạt động đối ngoại, cần tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò tiềm năng trên trường quốc tế. Thứ năm là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định phát triển.

Qua đây, ông Lịch khẳng định: “TP.HCM là nơi có điều kiện để chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới. Chưa bao giờ TP.HCM có cơ hội tốt như hiện nay. Đó là cơ hội khơi dậy truyền thống năng động sáng tạo của thành phố để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 31 và Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 98 của Quốc hội”. Nhưng để bước vào kỷ nguyên vươn mình, ông Lịch cho rằng, trước hết TP.HCM cần thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 31, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Xét về địa kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ, nguồn lực thì thành phố cần tiếp tục đổi mới quản lý chính sách kinh tế vĩ mô, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh.

Đồng thời, cần xác lập vai trò, vị trí của TP.HCM trong 10 năm tới. Để được như vậy, TP.HCM phải duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ít nhất phải cao hơn trung bình cả nước 1,2-1,5 lần trong 5 năm tới và 1,5 lần trong giai đoạn sau đó thì mới thể hiện vai trò động lực, dẫn dắt mà thành phố từng đạt được. Cùng với đó, hoạt động kinh tế ở TP.HCM phải có tính thị trường cao nhất cả nước; nâng cao vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế; phải đi đầu trong chuyển đổi số và kinh tế xanh. Trong thời đại mới, thành phố phải là nơi khởi nghiệp của khu vực, là điểm đến của châu Á với tầm nhìn toàn cầu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn (Trưởng phòng Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM) nêu nhiều đề xuất

PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân (Phó Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và Vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đề xuất TP.HCM xây dựng thương hiệu của mình dựa trên 3 yêu cầu: Bắt nguồn từ bản sắc và giá trị cốt lõi; góp phần định hình hình ảnh và danh tiếng thành phố; mang lại trải nghiệm và lợi ích cho người dân.

Ông cho rằng, thương hiệu là cần thiết để thành phố tăng cường sức hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh; góp phần định hình hình ảnh và nâng cao danh tiếng; gắn kết cộng đồng và tạo niềm tin, lòng tự hào của người dân; hỗ trợ định hình cho chiến lược phát triển thành phố. Thương hiệu này sẽ là bàn đạp, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của thành phố. Để thực hiện, TP.HCM cần dựa vào Nghị quyết 31, Nghị quyết 98 trong đó lấy người dân làm trung tâm. Chiến lược xây dựng này cũng cần chú ý 3 tính chất là khoa học, kiên trì và linh hoạt.

Đu tư vào đi ngũ “cht xám”

Là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế – xã hội, đổi mới sáng tạo, sự phát triển của TP.HCM những năm qua luôn đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước. Trong mỗi giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt (thời kỳ đầu đổi mới đất nước, đô thị thông minh, chuyển đổi số…) hay tình huống khó khăn (suy thoái kinh tế, đại dịch Covid-19…), TP.HCM đều có những mô hình, cách làm mới mang tính đột phá, sáng tạo. Hiện nay, nhiều mô hình, giải pháp mà thành phố đang thực hiện trước cả nước và vì cả nước như mô hình chính quyền đô thị; thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, các khu công nghệ cao…

Để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TS. Nguyễn Anh Tuấn (Trưởng phòng Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM) cho rằng, TP.HCM có thể hướng đến một chính quyền kiến tạo khi sở hữu 13 triệu người dân và lực lượng lao động; trong đó, trí thức, công nghệ, chuyên gia, “chất xám” là một thế mạnh hàng đầu và phải được ưu tiên phát huy trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Theo ông, nguồn lực này là yếu tố đột phá và căn bản cho sự phát triển bền vững. Thành phố đầu tư cho giáo dục – đào tạo và nghiên cứu, cho phép đột phá vào chuỗi giá trị cao toàn cầu và nắm lấy vị thế quan trọng nhất về kinh tế. TP.HCM có 54 trường ĐH với đội ngũ “chất xám”, con người có tinh thần lao động, kỹ năng, cống hiến. Nếu đầu tư phát triển nguồn lực này thì sẽ khẳng định được vị thế trong nền kinh tế tri thức thế giới.

TP.HCM cũng có thể hướng đến một chính quyền hành động; trong đó quan tâm một cách thực chất vai trò, nguyện vọng, lợi ích của người dân. Việc cần làm nhanh là đầu tư vào hạ tầng giáo dục, y tế, nhà ở, đi lại và nâng chất lượng cuộc sống. Nếu có chính sách và sự dẫn dắt tốt của chính quyền thành phố, các nguồn lực xã hội, có thể hiện thực hóa mục tiêu này.

TS. Tuấn nêu thêm, TP.HCM hiện đang là trung tâm kinh tế vùng, kinh tế sản xuất. Hạ tầng giao thông vùng thúc đẩy liên kết vùng. Tuy nhiên, với xu thế kinh tế số hiện nay, cùng với đặc điểm về thế mạnh vùng trong ứng dụng công nghệ thì cơ sở hạ tầng cứng không còn tác dụng mạnh về mặt không gian kinh tế như cách đây 20 năm. Thay vào đó, thế mạnh hiện nay là công nghệ số trong nền kinh tế số. Do vậy, thành phố cần nhanh chóng xây dựng một hạ tầng số cho sự phát triển; thúc đẩy kinh tế xanh như xu hướng chung của thế giới.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phan Tại Huân (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) đánh giá rằng TP.HCM là đơn vị sẽ đi đầu trong việc cung cấp nguồn nhân lực. Với sức mạnh của toàn hệ thống các trường ĐH, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, thành phố sẽ tiếp tục phát huy vai trò cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông Huân mong muốn trong thời gian tới, những người nông dân ở TP.HCM sẽ trở thành những doanh – nông chứ không chỉ đơn thuần sản xuất. Để làm được điều này, ông cũng mong thành phố tạo cơ chế nhằm tổ chức những lớp huấn luyện hoặc những tiền đề hình thành các trường lớp doanh – nông mới.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)