Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Có vai trò tiên phong trong việc hiện thực hóa chiến lược ngoại giao văn hóa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti ta đàm “Trin khai công tác ngoi giao văn hóa, thông tin tuyên truyn đi ngoi góp phn qung bá hình nh, nâng cao v thế TP.HCM”, ông Phm Dt Đim – Phó Giám đc S Ngoi v TP.HCM – cho biết, TP.HCM vi v trí là trung tâm kinh tế, văn hóa ln nht cc, có vai trò tiên phong trong vic hin thc hóa chiến lưc ngoi giao văn hóa đến năm 2030.

Đoàn đại biểu TP.HCM tham gia Hội sách Frankfurt năm 2024 tại Đức

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, văn hóa không chỉ là yếu tố gìn giữ bản sắc mà còn là nguồn lực, động lực để phát triển bền vững, là một tài sản chiến lược để xây dựng hình ảnh quốc gia và thúc đẩy quan hệ quốc tế. Với ý nghĩa đó, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với phương châm “Lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” và xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm: Thúc đẩy – Hội nhập – Quảng bá – Vận động – Tiếp thu. Chiến lược không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam mà còn đề cao vai trò của các địa phương.

Cn to thương hiu quc tế cho 1-2 l hi

Theo ông Điểm, để thực hiện chiến lược hiệu quả, TP.HCM cần tiếp tục định hình rõ hình ảnh trẻ trung, sáng tạo nhưng đậm đà bản sắc văn hóa. Hiện nay, TP có nhiều lễ hội, nhưng cân nhắc lựa chọn 1 đến 2 lễ hội, đầu tư và nâng tầm để trở thành lễ hội quốc tế thương hiệu, biểu tượng, cứ nhắc tới TP.HCM là nhắc tới lễ hội và ngược lại. Festival Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là một ví dụ…

Tổ chức không gian giao lưu văn hóa quốc tế. Với việc tăng cường hợp tác quốc tế, TP có thể thiết lập một phố văn hóa quốc tế – nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, trưng bày văn hóa, biểu diễn nghệ thuật từ các quốc gia, tạo không gian kết nối giữa các nền văn hóa.

TP cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quảng bá văn hóa như các bảo tàng số, triển lãm thực tế ảo và chiến dịch sáng tạo trên mạng xã hội để tiếp cận thế hệ trẻ cũng như mở rộng phạm vi quảng bá văn hóa Việt Nam ra toàn cầu. TP cần tiếp tục phát huy tốt hơn nữa các danh hiệu do UNESCO công nhận để xây dựng và quảng bá hình ảnh.

Ông Đào Quyền Trưởng – Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNSECO – cho rằng, TP.HCM được công nhận là TP học tập toàn cầu – một danh hiệu không chỉ khẳng định sự phát triển bền vững về giáo dục mà còn mở ra cơ hội hợp tác quốc tế. Việc đẩy mạnh tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về giáo dục, học tập suốt đời sẽ giúp TP.HCM trở thành điểm đến về tri thức và sáng tạo. Đặc biệt, di sản phi vật thể đờn ca tài tử Nam bộ là một biểu tượng sống động của văn hóa miền Nam, cần được quảng bá nhiều hơn qua các chương trình biểu diễn quốc tế, sự kiện giao lưu văn hóa, hoặc xây dựng các không gian biểu diễn đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch.

TP cũng sở hữu những tài sản thiên nhiên và lịch sử độc đáo như Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ – một không gian vừa gìn giữ môi trường tự nhiên vừa là điểm nhấn du lịch sinh thái. Cần Giờ có thể trở thành hình mẫu cho các chương trình hợp tác bảo tồn đa phương về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Các di tích lịch sử liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh – một trong 7 người Việt Nam tiêu biểu được UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm cần được khai thác hiệu quả hơn để tổ chức các chương trình tham quan, nghiên cứu và các sự kiện văn hóa tưởng nhớ Người.

Tăng cưng t chc hot đng

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM – khẳng định, công tác ngoại giao văn hóa – thể thao trong những năm qua đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người và nền văn hóa giàu bản sắc của Việt Nam ra thế giới.

Tại TP.HCM, hoạt động ngoại giao văn hóa – thể thao ngày càng phát triển đa dạng về mặt hình thức và nội dung; nhận được sự tham gia nhiệt tình của các cơ quan ngoại giao đoàn. Xu thế hội nhập quốc tế đã và sẽ mang đến cho TP nhiều thời cơ, vận hội mới, kể cả những thách thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của dân tộc.

Bà Thúy nhấn mạnh, việc triển khai công tác văn hóa – thể thao đối ngoại là quá trình lâu dài, thường xuyên. Trong đó yếu tố quan trọng chính là phát huy vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao các nước trên địa bàn TP và các cơ quan, tổ chức ngoại giao Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy, để tiếp tục phát huy tốt vai trò của văn hóa đối ngoại, TP cần tập trung vào một số giải pháp. Trong đó, phát triển văn hóa – thể thao trong nước chính là tiền đề, cung cấp công cụ, chất liệu cho việc triển khai chiến lược văn hóa đối ngoại.

“Trong thời gian tới Sở Văn hóa và Thể thao TP sẽ phối hợp với các sở, ngành tăng cường công tác nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lý luận về văn hóa đối ngoại. Thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa – thể thao của TP song hành với công tác thông tin đối ngoại, gắn kết trong tổng thể chính sách đối ngoại, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, bà Thúy thông tin.

Đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho rằng, hoạt động “Những ngày TP.HCM” tại các TP lớn trên thế giới đang được du khách nước sở tại đánh giá cao và bày tỏ sự quan tâm, thích thú khi được giới thiệu về văn hóa, nghệ thuật và các sản phẩm du lịch đặc trưng của TP. Vì vậy cần tăng cường việc tổ chức các chương trình này với thiết kế đa dạng hơn, từ triển lãm nghệ thuật, trình diễn âm nhạc cho đến trải nghiệm ẩm thực, nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ về một TP.HCM hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống độc đáo. Mặt khác, với quy mô có thể nhỏ hơn, việc tổ chức chương trình quảng bá văn hóa kết hợp du lịch tại các hội chợ quốc tế cũng là một giải pháp hiệu quả.

Ngoài ra, TP cần đẩy mạnh hợp tác văn hóa quốc tế, thông qua các thỏa thuận hợp tác với các quốc gia đối tác sẽ giúp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của TP.HCM trên bản đồ văn hóa thế giới. Việc tổ chức các chương trình giao lưu nghệ thuật, hội thảo quốc tế và triển lãm di sản sẽ giúp TP tiếp cận sâu hơn với thị trường toàn cầu, đồng thời thúc đẩy sự trao đổi văn hóa giữa các quốc gia.

Một yếu tố quan trọng là TP cần đào tạo đội ngũ đại sứ văn hóa. Sinh viên, người nổi tiếng và các nhân vật có ảnh hưởng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa giá trị văn hóa của TP.HCM. Các chương trình đào tạo bài bản sẽ giúp họ trở thành những đại sứ văn hóa chuyên nghiệp, truyền tải hiệu quả thông điệp về một TP.HCM năng động và cởi mở.

Song Hu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)