Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

TP.HCM: Còn nhiều khó khăn trong giáo dục hòa nhập

Tạp Chí Giáo Dục

Chưa t chc đưc chương trình giáo dc k năng sng và lp hưng nghip cho hc sinh tiu hc và THCS ti các trưng hòa nhp là hn chế trong công tác giáo dc hòa nhp ca TP.HCM hin nay.


TP.HCM chưa t chc đưc chương trình giáo dc k năng sng và lp hưng nghip cho hc sinh tiu hc và THCS ti các trưng hòa nhp

Năm học 2023-2024, TP.HCM có tổng số 36 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Trong đó, số học sinh chuyên biệt là 3.312 học sinh; tổng số cán bộ quản lý là 82 người; 562 giáo viên và 54 nhân viên hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật.

Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, trong HKI năm học 2023-2024, các trường chuyên biệt đã tổ chức chương trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, qua đó giúp giáo viên thực hiện việc đánh giá khả năng của trẻ một cách cẩn thận, từ đó tư vấn phụ huynh và đưa ra kế hoạch cá nhân phù hợp với trẻ.

Ban tư vấn, giáo viên đã duy trì và thực hiện hiệu quả các hình thức tư vấn cho phụ huynh trong giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập: Tư vấn ban đầu khi nhận trẻ vào học: về tâm lý phụ huynh, giúp phụ huynh lựa chọn môi trường phù hợp cho trẻ (chuyên biệt, bán hòa nhập, hòa nhập); Tư vấn sau đánh giá tình trạng ban đầu và đánh giá lại để cùng nhau thống nhất kế hoạch, biện pháp can thiệp cho trẻ; Tư vấn giải đáp thắc mắc cho phụ huynh trong suốt quá trình can thiệp nhằm giải tỏa những thắc mắc về tâm lý cho phụ huynh, hướng dẫn cho phụ huynh một số kỹ năng can thiệp cho trẻ tại gia đình; Tư vấn định kỳ theo nhóm tập huấn chuyên môn cho phụ huynh, thống nhất kết quả can thiệp sau mỗi đợt đánh giá; Tư vấn tại gia đình giúp xây dựng các mối quan hệ trong gia đình, thống nhất cách thức làm việc với trẻ.

Tạo điều kiện xây dựng phòng can thiệp sớm, bổ sung trang thiết bị; tài liệu sử dụng; đẩy mạnh các biện pháp để nâng cao chất lượng can thiệp cho trẻ; phối hợp giữa giáo dục – y tế để hỗ trợ các trường trong công tác chẩn đoán – tư vấn theo dõi việc tổ chức thực hiện.

Ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, trong HKI, công tác giáo dục hòa nhập TP.HCM đã đạt nhiều kết quả. Trong đó, 22/22 quận huyện và TP.Thủ Đức nhận trẻ khuyết tật học hòa nhập tại các trường mầm non, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. Trẻ được vui chơi và tham gia các hoạt động, sinh hoạt tại trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn phụ huynh trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường cũng như tại gia đình.

Với giáo dục phổ thông, các trường hòa nhập giảm nhẹ về lượng kiến thức phù hợp, phân loại khả năng học sinh để điều chỉnh phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia hoạt động chung của lớp; Đánh giá linh động, thực chất, khách quan tùy trường hợp căn cứ theo mục tiêu, nội dung giáo dục, kỹ năng, quy định về chuẩn kiến thức. Tập trung dạy trẻ kỹ năng sống như: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, phát triển vận động thô, kỹ năng sinh hoạt nơi công cộng…


TP.HCM còn gp nhiu khó khăn trong giáo dc hòa nhp

Với giáo dục chuyên biệt, các trường quan tâm tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học cá thể, linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học; Các trường có phòng tâm vận động đã tuyên truyền, giới thiệu về phương pháp thực hành tâm vận động nhằm giúp phụ huynh nắm bắt và có sự định hướng cho học sinh tham gia…

Về đội ngũ, ông Nguyễn Bảo Quốc cho hay, các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc cho học sinh khuyết tật và chế độ phụ cấp cho giáo viên được đảm bảo thực hiện theo quy định: Cán bộ quản lý, giáo viên làm việc tại trường chuyên biệt hưởng 70% phụ cấp ưu đãi, 0.3 phụ cấp trách nhiệm. Thực hiện chế độ trợ cấp giảng dạy cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập theo Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn TP và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về hỗ trợ giáo dục mầm non TP.HCM.

“Việc tiếp nhận học sinh khuyết tật đến học hòa nhập tại các trường trên địa bàn ngày càng được mở rộng. Các mô hình về giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt ổn định và bền vững. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật thể hiện tinh thần trách nhiệm và năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được phân công. Chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh ngày càng được nâng cao thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi và qua các hoạt động tại cơ sở. Công tác truyền thông, tư vấn được thực hiện thường xuyên nhằm phục vụ tốt việc vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp…” – ông Quốc đánh giá.

Mặc dù vậy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thừa nhận, một số trường chuyên biệt phòng học, lớp học nhỏ hẹp nên các hoạt động còn khó khăn; trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù cho trẻ khiếm thính, trẻ khuyết tật vận động còn nghèo nàn, ít ỏi; Sân chơi ở các trường chuyên biệt quá nhỏ nên hoạt động giáo dục thể chất còn hạn chế. Một số trường chưa có phòng tâm vận động. Đa số các trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập chưa bố trí được phòng thực hiện hỗ trợ tiết cá nhân cho học sinh, chưa có các thiết bị dạy học hỗ trợ riêng cho đối tượng khuyết tật học hòa nhập.

Hiện, TP.HCM chưa tổ chức được chương trình giáo dục kỹ năng sống và lớp hướng nghiệp cho học sinh tiểu học và THCS tại các trường hòa nhập. Sĩ số học sinh các lớp đông nên việc tập trung cho trẻ khuyết tật hòa nhập còn hạn chế, giáo viên không đủ thời gian để dạy cá nhân cho học sinh”.

Đặc biệt, theo ông Quốc, việc tiếp nhận, đánh giá dạng tật, mức độ khuyết tật của UBND các phường xã vẫn còn những khó khăn, bất cập cho phụ huynh có con khuyết tật khi đến liên hệ. Nhiều phụ huynh chưa quan tâm và chưa chấp nhận khuyết tật của con nên không đưa trẻ đến cơ quan chức năng và địa phương xác định dạng tật…

Yến Khương

Bình luận (0)